Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1116
Nhan đề: Về sự hiện diện/không hiện diện của giới từ “cho” trong câu chứa vị từ có ý nghĩa cho/tặng
Tác giả: LÂM, QUANG ĐÔNG
Từ khoá: Về sự hiện diện/không hiện diện của giới từ “cho” trong câu chứa vị từ có ý nghĩa cho/tặng
Năm xuất bản: 2005
Nhà xuất bản: Tạp chí Ngôn ngữ
Tóm tắt: Sự hiện diện/không hiện diện của cho trong câu chứa vị từ có ý nghĩa cho/tặng chịu sự quy định của cả yếu tố nghĩa học, kết học và dụng học. Bài viết chủ yếu tập trung khảo sát sự hiện diện/không hiện diện của giới từ cho về mặt nghĩa học. Những đặc điểm và quan hệ giữa các đối tượng tham gia sự tình cho/tặng đã được mã hoá cụ thể trong ngữ nghĩa của vị từ. Nhờ sự mã hoá đó, vị từ có ý nghĩa cho/tặng phân thành ba tiểu nhóm: nhóm hướng thượng, ví dụ như dâng, hiến, biếu, cúng; nhóm hướng hạ như ban, phú, thí, và nhóm trung hoà như cho, tặng, trao, đưa. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở tiếng Việt mà còn ở nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Nhật và tiếng Anh. Ngoài lý do trật tự cú pháp của các danh ngữ thể hiện các đối tượng tham gia sự tình, đối với vị từ cho/tặng thuộc tiểu nhóm hướng thượng, cho không hiện diện, nhất là khi các đối tượng trực tiếp tham gia sự tình và có đặc trưng [+Người] và [+xác định]. Khi các đối tượng không trực tiếp tham gia sự tình và có đặc trưng [-xác định], cho phải hiện diện; còn trong các trường hợp khác cho có thể hiện diện hoặc không hiện diện, tuỳ theo những yếu tố dụng học khác nhau.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1116
Bộ sưu tập: Bài báo khoa học trong nước

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LÂM QUANG ĐÔNG.2005.pdf180.43 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.