Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1164
Title: Phân tích Diễn ngôn Phê phán là gì? (Critical Discourse Analysis - CDA)
Authors: NGUYỄN, HÒA
Keywords: Phân tích Diễn ngôn Phê phán là gì? (Critical Discourse Analysis - CDA)
Issue Date: 2005
Publisher: Tạp chí Ngôn ngữ
Abstract: Bài viết này là một cố gắng tìm hiểu đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán, và trình bày một ví dụ minh họa việc sử dụng CDA trong phân tích diễn ngôn. CDA bắt đầu vào những năm 70 của thế kỉ XX với việc nhận thức diễn ngôn không những như là thực tiễn và tập quán xã hội (social practice) mà đồng thời còn là sự phản ánh thực tiễn đó. Các học giả có nhiều đóng góp với CDA là van Dijk, Fairclough, Wodak, và Chouliaraki. Theo một số tác giả, CDA bắt nguồn từ tư tưởng của Mác về lí thuyết xã hội và tổ chức xã hội. Một số khác cho rằng CDA gắn bó với trường phái Frankfurt (Đức). Trường phái này quan niệm rằng vai trò của các nhà lí luận là góp phần làm rõ và phát triển ý thức về giai cấp, là đấu tranh để giải phóng. Mục đích của CDA không chỉ là miêu tả diễn ngôn, mà còn giải thích diễn ngôn đã được kiến tạo như thế nào và vì sao nó lại tồn tại và hoạt động như vậy. Thuật ngữ “Phê phán – critical” được hiểu là có thái độ, và do vậy, phải bộc lộ bản chất mang tính hệ tư tưởng (ideology) hay các quan hệ xã hội không bình đẳng được thể hiện trong diễn ngôn. CDA là một đường hướng phân tích diễn ngôn mới rất thú vị. Đây là sự kết hợp của khoa học xã hội phê phán với ngôn ngữ học, nhất là lí thuyết SFG. CDA góp phần làm rõ các quan hệ quyền – thế hay quan hệ không công bằng được dấu ẩn trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Với đối tượng như vậy, CDA có thể sẽ có một phạm vi ứng dụng lớn lao trong việc góp phần nghiên cứu và giải quyết các vấn đề xã hội.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1164
Appears in Collections:Bài báo khoa học trong nước

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN HÒA. 2005. Phân tích Diễn ngôn Phê phán là gì.pdf204.5 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.