Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1310
Nhan đề: SINH VIÊN THỰC THI QUYỀN LỰC THÔNG QUA NGÔN NGỮ NHƯ THẾ NÀO TRONG PHẢN HỒI KHUYẾT DANH
Tác giả: Nguyễn, Thị Thu Hà
Nguyễn, Hương Giang
Vũ, Minh Huyên
Năm xuất bản: thá-2017
Nhà xuất bản: ULIS
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện trên hơn 400 phản hồi khuyết danh của sinh viên mà ở đó sinh viên thể hiện các khuyến nghị hoặc có nhận xét tiêu cực đối với giáo viên. Nghiên cứu sử dụng đường hướng phân tích diễn ngôn hậu cấu trúc với quan điểm cho rằng quyền lực có thể được kiến tạo và thực thi thông qua diễn ngôn (Foucault, 1972; Fairclough, 2010; Mills, 1997). Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra sinh viên đã thực thi quyền lực của mình như thế nào trong diễn ngôn phản hồi khuyết danh thông qua việc phân tích các khía cạnh ngữ dụng học như hành động lời nói, danh từ nhân xưng, hay chiến thuật lịch sự (Yule, 1996). Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên đã thực thi quyền lực của mình một cách rõ ràng thông qua các lựa chọn ngôn ngữ; tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn sự gìn giữ những quan điểm truyền thống giữa thầy và trò. Điều này cho thấy sự phức hợp trong mối quan hệ quyền lực giữa người thầy và người trò trong xã hội Việt Nam hiện tại, ở đó có cái nhìn hiện đại về giáo dục của cơ chế thị trường và quan niệm truyền thống về giáo dục của đạo Khổng.
Mô tả: Nghiên cứu này được thực hiện trên hơn 400 phản hồi khuyết danh của sinh viên mà ở đó sinh viên thể hiện các khuyến nghị hoặc có nhận xét tiêu cực đối với giáo viên. Nghiên cứu sử dụng đường hướng phân tích diễn ngôn hậu cấu trúc với quan điểm cho rằng quyền lực có thể được kiến tạo và thực thi thông qua diễn ngôn (Foucault, 1972; Fairclough, 2010; Mills, 1997). Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra sinh viên đã thực thi quyền lực của mình như thế nào trong diễn ngôn phản hồi khuyết danh thông qua việc phân tích các khía cạnh ngữ dụng học như hành động lời nói, danh từ nhân xưng, hay chiến thuật lịch sự (Yule, 1996). Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên đã thực thi quyền lực của mình một cách rõ ràng thông qua các lựa chọn ngôn ngữ; tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn sự gìn giữ những quan điểm truyền thống giữa thầy và trò. Điều này cho thấy sự phức hợp trong mối quan hệ quyền lực giữa người thầy và người trò trong xã hội Việt Nam hiện tại, ở đó có cái nhìn hiện đại về giáo dục của cơ chế thị trường và quan niệm truyền thống về giáo dục của đạo Khổng.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1310
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
HTQG 2017.pdf196.16 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.