Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/164
Nhan đề: “UƠ” HAY “UA”
Tác giả: Nguyen, Dinh Hien
Từ khoá: “UƠ” HAY “UA”
Năm xuất bản: thá-2015
Nhà xuất bản: ULIS
Trích dẫn: “UƠ” HAY “UA”
Tóm tắt: Hiện nay, chúng ta đang có sự lẫn lộn giữa hai cách viết “uơ” và “ua” trong một số từ của tiếng Việt, ví dụ: thuở/ thủa; khuơ/ khua; huơ/ hua. Trong đó điển hình nhất là “thuở/ thủa”. Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, dưới đây gọi tắt là Từ điển) có cả hai từ “thuở” và “thủa”. Trong các sách giáo khoa phổ thông, chúng tôi chỉ thấy cách viết là “thuở” mà không thấy cách viết là “thủa”. Vậy chúng ta nên viết là “thuở” hay viết là “thủa”? “Ua” và “uơ” đều có âm trị là [uo]. [uo] ngoài cách viết “ua”, “uơ” ra, còn có cách viết là “uô” khi đằng sau nó có âm cuối. Chúng tôi dựa vào Từ điển để khảo sát tất cả các trường hợp “ua” và “uơ” kết hợp với âm đầu, kết quả có 3 trường hợp: 1) Cả “ua” và “uơ” đều không kết hợp, gồm 3 âm đầu g, ph, tr; 2) Cả “ua” và “uơ” đều kết hợp, gồm 3 âm đầu h, kh, th: Hua, hùa/ huơ; khua/ khuơ; thua/ thuở; 3) “ua” kết hợp, “uơ” không kết hợp, gồm 17 âm đầu (b, c, ch, d, đ, gi, l, m, n, ng, nh, r, s, t, v, x và âm đầu không ø); 4) “ua[uo]” không kết hợp, “uơ” kết hợp, gồm 1 âm đầu q: Quơ, quờ, quở, quớ. Trường hợp thứ 1 không có gì để nói cả. Trường hợp thứ 4 sở dĩ “ua [uo]” không kết hợp với âm đầu “q” là vì “q” đã kết hợp với vần “ua[uɑ]” rồi. Tại sao trong trường hợp thứ hai cả “ua” và “uơ” đều có thể kết hợp được với “h, kh, th”? Nếu nhìn vào trường hợp thứ 3, ta thấy số lượng các âm đầu kết hợp với “ua” và không kết hợp với “uơ” là rất lớn. Chúng ta không có các cách viết như: buơ, cuơ, đuơ, vuơ, chuơ, duơ… Vậy nếu như xét trên cả hệ thống thì “h, kh, th” chỉ nên kết hợp với “ua” chứ không nên kết hợp với “uơ”. Ngoài “thủa” ra, còn có “thua” và “thùa”.Xét về mặt ngữ âm, “thua, thùa” và “thuở/ thủa” có âm đầu và vần giống nhau, chúng chỉ khác nhau về thanh điệu.“Thua, thùa” không hề có dạng tương ứng là “thuơ, thuờ”.Vậy trong tương quan so sánh giữa “thủa” và “thuở”, chúng ta phải chọn cách viết là “thủa”. Tóm lại, ngoại trừ trường hợp “uơ” kết hợp với “q” ra, bất kể là xét trên bình diện cả hệ thống ngữ âm hay chỉ xét đến những trường hợp cụ thể, khi không có âm cuối, [uo] chỉ nên viết là “ua” chứ không nên viết là “uơ”. Việc tồn tại cách viết “uơ” ở các từ “huơ, khuơ, thuở” chỉ làm cho hệ thống chữ Quốc ngữ trở nên phức tạp hơn, từ đó gây bất tiện và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng. Từ điển và sách giáo khoa nên xem xét bỏ cách viết “uơ” ở những trường hợp này.
Mô tả: Hiện nay, chúng ta đang có sự lẫn lộn giữa hai cách viết “uơ” và “ua” trong một số từ của tiếng Việt, ví dụ: thuở/ thủa; khuơ/ khua; huơ/ hua. Trong đó điển hình nhất là “thuở/ thủa”. Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, dưới đây gọi tắt là Từ điển) có cả hai từ “thuở” và “thủa”. Trong các sách giáo khoa phổ thông, chúng tôi chỉ thấy cách viết là “thuở” mà không thấy cách viết là “thủa”. Vậy chúng ta nên viết là “thuở” hay viết là “thủa”? “Ua” và “uơ” đều có âm trị là [uo]. [uo] ngoài cách viết “ua”, “uơ” ra, còn có cách viết là “uô” khi đằng sau nó có âm cuối. Chúng tôi dựa vào Từ điển để khảo sát tất cả các trường hợp “ua” và “uơ” kết hợp với âm đầu, kết quả có 3 trường hợp: 1) Cả “ua” và “uơ” đều không kết hợp, gồm 3 âm đầu g, ph, tr; 2) Cả “ua” và “uơ” đều kết hợp, gồm 3 âm đầu h, kh, th: Hua, hùa/ huơ; khua/ khuơ; thua/ thuở; 3) “ua” kết hợp, “uơ” không kết hợp, gồm 17 âm đầu (b, c, ch, d, đ, gi, l, m, n, ng, nh, r, s, t, v, x và âm đầu không ø); 4) “ua[uo]” không kết hợp, “uơ” kết hợp, gồm 1 âm đầu q: Quơ, quờ, quở, quớ. Trường hợp thứ 1 không có gì để nói cả. Trường hợp thứ 4 sở dĩ “ua [uo]” không kết hợp với âm đầu “q” là vì “q” đã kết hợp với vần “ua[uɑ]” rồi. Tại sao trong trường hợp thứ hai cả “ua” và “uơ” đều có thể kết hợp được với “h, kh, th”? Nếu nhìn vào trường hợp thứ 3, ta thấy số lượng các âm đầu kết hợp với “ua” và không kết hợp với “uơ” là rất lớn. Chúng ta không có các cách viết như: buơ, cuơ, đuơ, vuơ, chuơ, duơ… Vậy nếu như xét trên cả hệ thống thì “h, kh, th” chỉ nên kết hợp với “ua” chứ không nên kết hợp với “uơ”. Ngoài “thủa” ra, còn có “thua” và “thùa”.Xét về mặt ngữ âm, “thua, thùa” và “thuở/ thủa” có âm đầu và vần giống nhau, chúng chỉ khác nhau về thanh điệu.“Thua, thùa” không hề có dạng tương ứng là “thuơ, thuờ”.Vậy trong tương quan so sánh giữa “thủa” và “thuở”, chúng ta phải chọn cách viết là “thủa”. Tóm lại, ngoại trừ trường hợp “uơ” kết hợp với “q” ra, bất kể là xét trên bình diện cả hệ thống ngữ âm hay chỉ xét đến những trường hợp cụ thể, khi không có âm cuối, [uo] chỉ nên viết là “ua” chứ không nên viết là “uơ”. Việc tồn tại cách viết “uơ” ở các từ “huơ, khuơ, thuở” chỉ làm cho hệ thống chữ Quốc ngữ trở nên phức tạp hơn, từ đó gây bất tiện và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng. Từ điển và sách giáo khoa nên xem xét bỏ cách viết “uơ” ở những trường hợp này.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/164
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
HNKH 2015.pdf71.89 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.