Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/317
Title: PHƯƠNG THỨC PHỤ TỐ THỂ HIỆN TÍNH BIỂU CẢM TRONG TIẾNG NGA
Authors: Nguyễn, Văn Hòa
Keywords: PHƯƠNG THỨC PHỤ TỐ THỂ HIỆN TÍNH BIỂU CẢM TRONG TIẾNG NGA
Issue Date: 2013
Abstract: 1. Tính cấp thiết của đề tài “Phương thức phụ tố thể hiện tính biểu cảm trong tiếng Nga” là một vấn đề rất hay và lý thú. Tuy nhiên để nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi xin phép được đi vào phần cơ bản nhất của đề tài – đó là Dạng giảm nghĩa, thân mật, âu yếm. Dạng giảm nghĩa, thân mật, âu yếm... (уменьшительно-ласкательная форма) được dùng phổ biến trong tiếng Nga, cả trong lời nói, hội thoại thường ngày, cũng như trong văn phong sách vở. Đó là hình thức mang nghĩa cơ bản của một từ, nhưng ngoài ra, nó còn mang sắc thái tình cảm, thể hiện sự đánh giá mang tính chủ quan, làm giảm nhẹ khối lượng, kích thước của vật hoặc người cụ thể đang được đề cập tới. Ví dụ như từ дом ngôi nhà , сад mảnh vườn, книга quyển sách... Ngoài nghĩa cơ bản của mỗi từ đã có sẵn, nó còn mang sắc thái tình cảm của người nói một cách rõ ràng, bằng các hậu tố mang nghĩa thu nhỏ kích cỡ, thân mật, âu yếm... дом - домик ngôi nhà nhỏ, сад - садик mảnh vườn nhỏ, книга - книжечка quyển sách nhỏ, mà không cần phải thêm tính từ маленький hoặc маленькая (nhỏ) vào mà người nghe vẫn cảm nhận được thái độ, tình cảm của người nói đối với các vật đó. “Отельчик чистый, теплый, но, знаете, из тех, куда можно зайти на ночь или на часы с девицей... Шестой этаж, лифта, конечно, нет, на четвертом этаже красный коврик на лестнице кончается...” (И. Бунин, В Париже) “Ôten thì nhỏ, sạch sẽ và ấm áp, ông cũng biết đấy, loại ôten mini mà người ta thường dẫn bạn vào ngủ qua đêm hoặc ở vài ba tiếng đồng hồ. Tầng sáu, dĩ nhiên là không có thang máy, tấm thảm đỏ trải cầu thang chỉ đến tầng bốn là hết…” (I. Bunhin, Ở Pari, Nguyễn Thị Kim Hiền dịch) Dạng (hay còn gọi là hình thức) thu nhỏ, giảm nhẹ nghĩa hoặc âu yếm, trìu mến của tiếng Nga, là một vấn đề rất phức tạp, nhưng vô cùng thú vị, bởi bản chất của nó hoạt động không chỉ như là một hiện tượng ngôn ngữ, mà còn là hiện tượng mang tính văn hóa trong ngôn ngữ đặc thù của tiếng Nga. Các phụ tố (trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới các hậu tố) mang ý nghĩa giảm nhẹ, âu yếm được sử dụng để truyền đạt sự đánh giá mang tính chủ quan của người nói, truyền đạt các mối quan hệ, để bày tỏ sự đánh giá của người nói đối với các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thường ngày. Dạng âu yếm, thu nhỏ của từ là một hình thức thể hiện sự đánh giá chủ quan một vật thể hoặc một sự vật, hiện tượng giảm nhẹ khối lượng, kích thước, v.v..., thường được diễn tả bởi các phụ tố có ý nghĩa thu nhỏ, ví dụ: шкаф (tủ đựng quần áo - шка́фчик, дом(ngôi nhà) - до́мик, ключ (chìa khóa) - клю́чик ...Ý nghĩa của việc thu nhỏ này là sự thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau mang ý nghĩa chủ quan của người nói (dạng âu yếm, thu nhỏ). Ví dụ: дочь – дочка (con gái); мама (người mẹ) – мамочка – мамуся; кошка (con mèo) – кошечка... Hoặc là có thể đi kèm với ý nghĩa thu nhỏ, xấu xa, miệt thị ... , ví dụ: люди – люди́шки (lũ người), мальчик – мальчуган – мальчонка – мальчишка (cậu bé, thằng bé, em bé hay thằng oắt con, ôn con, thằng ranh con...). Trong nhiều ngôn ngữ hình thức giảm nhẹ nghĩa, âu yếm, trìu mến ... thường được cấu tạo ở danh từ, nhưng trong tiếng Nga dạng này còn gặp cả ở tính từ nữa, ví dụ: милый (thân yêu) - ми́ленький, чистый (sạch sẽ) – чи́стенький, хороший (tốt) - хорошенький... Tên riêng được dùng trong giao tiếp phổ biến ở dạng thân mật, âu yếm, trìu mến... Việc hình thành các hậu tố đánh giá mang tính chủ quan mang tính đặc thù của văn phong hội thoại, tràn đầy màu sắc biểu cảm. Hình thức giảm nhẹ nghĩa, âu yếm, trìu mến nhỏ bé thường được sử dụng để biểu đạt những mối quan hệ thân thiết, gần gũi, cảm thông, thương xót... «Приезжие уснули. Афанасьевна и Софя подошли к повозке и стали смотреть на Кузьку. - Спит сирота, - сказала старуха. – Худенький, тошенький, одни кости. Родной матери нет, и покормить его путём некому». (А. Чехов, Бабы) “Những khách trọ đã ngủ rồi. Bà Aphanaxiepna và Xôphia đi đến gần bên xe ngựa và ngắm kỹ cậu bé Kuxka. -Thằng bé mồ côi ngủ rồi – bà lão nói. – Gầy gầy quá thôi, chỉ còn da bọc xương. Mẹ đẻ không còn, chẳng còn ai chăm sóc nó cho đến nơi đến chốn.” (A.P.Sêkhôp, Những người đàn bà, Phan Hồng Giang dịch) Các sắc thái mang màu sắc biểu cảm, cảm xúc hoặc đánh giá có tính chủ quan nhằm diễn đạt thái độ, tình cảm, tri giác của người nói đối với những người hoặc vật thể được đề cập tới. Hậu tố thu nhỏ, giảm nhẹ nghĩa của từ, là những phương tiện tu từ học trong ngôn ngữ. Ví dụ từ đứa bé là một từ mang tính trung hòa. Còn các từ như em bé, thằng nhóc, thằng nhãi, ranh con ... là những từ mang sắc thái tình cảm, đánh giá chủ quan, thể hiện tình cảm của người nói, vì ngoài ý nghĩa cơ bản là đứa bé ra, những từ còn lại đều mang màu sắc tu từ ở cấp độ từ vựng và mang ý nghĩa tu từ rõ rệt như bỡn cợt, hài hước, khinh bỉ, hay âu yếm, trìu mến v.v... Hình thức thu nhỏ của tiếng Nga (уменьшительно-ласкательная форма) là một vấn đề rất phức tạp nhưng cực kỳ thú vị, bởi bản chất của nó hoạt động không chỉ như là một hiện tượng ngôn ngữ, mà còn là hiện tượng mang tính văn hóa trong ngôn ngữ. Các phụ tố mang ý nghĩa giảm nhẹ, âu yếm được sử dụng để truyền đạt sự đánh giá mang tính chủ quan của người nói, truyền đạt các mối quan hệ, để bày tỏ sự đánh giá của người nói đối với các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thường ngày. Tất cả những điều trình bày trên thể hiện rõ tính cấp thiết của đề tài này. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ ngữ ở dạng giảm nghĩa – âu yếm, trìu mến trong tiếng Nga. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là xem xét toàn diện: - các phạm trù, các khía cạnh của hình thức giảm nghĩa, biểu cảm của tiếng Nga; - tác dụng và hiệu quả của việc dùng các từ ở dạng giảm nghĩa – biểu cảm. Để đạt được mục đích trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã: - nghiên cứu sự phát sinh dạng giảm nghĩa – biểu cảm các từ trong lời nói của tiếng Nga; - phân tích các yếu tố tạo nên hình thức giảm nghĩa – biểu cảm (các hậu tố giảm nghĩa – biểu cảm уменьшительно-ласкательные суффиксы); - phân loại các hậu tố giảm nghĩa – biểu cảm thường được sử dụng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, miêu tả và khái quát. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận của đề tài là giúp cho người học và nghiên cứu tiếng Nga có cách nhìn đầy đủ và toàn diện ý nghĩa của các từ trong tiếng Nga nói chung, và các hậu tố giảm nghĩa – biểu cảm, nói riêng. Qua đó, người học có thể nắm vững và biết cách sử dụng những từ giảm nghĩa – biểu cảm của tiếng Nga, mặc dù đây là một vấn đề khó và phức tạp trong tiếng Nga hiện đại. Đề tài này có thể được sử dụng trong chương trình dành cho sinh viên những năm cuối, chương trình đào tạo Sau đại học phần tu từ học, với tính chất là tài liệu tham khảo. Nó cũng có ích cho những người nghiên cứu tiếng Nga, hiểu sâu sắc thêm về một phương pháp tu từ, một phương tiện biểu cảm đặc sắc trong tiếng Nga. 6. Cấu trúc của đề tài Đề tài bao gồm: Mở đầu, Nội dung chính (gồm hai chương), Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Description: 1. Tính cấp thiết của đề tài “Phương thức phụ tố thể hiện tính biểu cảm trong tiếng Nga” là một vấn đề rất hay và lý thú. Tuy nhiên để nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi xin phép được đi vào phần cơ bản nhất của đề tài – đó là Dạng giảm nghĩa, thân mật, âu yếm. Dạng giảm nghĩa, thân mật, âu yếm... (уменьшительно-ласкательная форма) được dùng phổ biến trong tiếng Nga, cả trong lời nói, hội thoại thường ngày, cũng như trong văn phong sách vở. Đó là hình thức mang nghĩa cơ bản của một từ, nhưng ngoài ra, nó còn mang sắc thái tình cảm, thể hiện sự đánh giá mang tính chủ quan, làm giảm nhẹ khối lượng, kích thước của vật hoặc người cụ thể đang được đề cập tới. Ví dụ như từ дом ngôi nhà , сад mảnh vườn, книга quyển sách... Ngoài nghĩa cơ bản của mỗi từ đã có sẵn, nó còn mang sắc thái tình cảm của người nói một cách rõ ràng, bằng các hậu tố mang nghĩa thu nhỏ kích cỡ, thân mật, âu yếm... дом - домик ngôi nhà nhỏ, сад - садик mảnh vườn nhỏ, книга - книжечка quyển sách nhỏ, mà không cần phải thêm tính từ маленький hoặc маленькая (nhỏ) vào mà người nghe vẫn cảm nhận được thái độ, tình cảm của người nói đối với các vật đó. “Отельчик чистый, теплый, но, знаете, из тех, куда можно зайти на ночь или на часы с девицей... Шестой этаж, лифта, конечно, нет, на четвертом этаже красный коврик на лестнице кончается...” (И. Бунин, В Париже) “Ôten thì nhỏ, sạch sẽ và ấm áp, ông cũng biết đấy, loại ôten mini mà người ta thường dẫn bạn vào ngủ qua đêm hoặc ở vài ba tiếng đồng hồ. Tầng sáu, dĩ nhiên là không có thang máy, tấm thảm đỏ trải cầu thang chỉ đến tầng bốn là hết…” (I. Bunhin, Ở Pari, Nguyễn Thị Kim Hiền dịch) Dạng (hay còn gọi là hình thức) thu nhỏ, giảm nhẹ nghĩa hoặc âu yếm, trìu mến của tiếng Nga, là một vấn đề rất phức tạp, nhưng vô cùng thú vị, bởi bản chất của nó hoạt động không chỉ như là một hiện tượng ngôn ngữ, mà còn là hiện tượng mang tính văn hóa trong ngôn ngữ đặc thù của tiếng Nga. Các phụ tố (trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới các hậu tố) mang ý nghĩa giảm nhẹ, âu yếm được sử dụng để truyền đạt sự đánh giá mang tính chủ quan của người nói, truyền đạt các mối quan hệ, để bày tỏ sự đánh giá của người nói đối với các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thường ngày. Dạng âu yếm, thu nhỏ của từ là một hình thức thể hiện sự đánh giá chủ quan một vật thể hoặc một sự vật, hiện tượng giảm nhẹ khối lượng, kích thước, v.v..., thường được diễn tả bởi các phụ tố có ý nghĩa thu nhỏ, ví dụ: шкаф (tủ đựng quần áo - шка́фчик, дом(ngôi nhà) - до́мик, ключ (chìa khóa) - клю́чик ...Ý nghĩa của việc thu nhỏ này là sự thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau mang ý nghĩa chủ quan của người nói (dạng âu yếm, thu nhỏ). Ví dụ: дочь – дочка (con gái); мама (người mẹ) – мамочка – мамуся; кошка (con mèo) – кошечка... Hoặc là có thể đi kèm với ý nghĩa thu nhỏ, xấu xa, miệt thị ... , ví dụ: люди – люди́шки (lũ người), мальчик – мальчуган – мальчонка – мальчишка (cậu bé, thằng bé, em bé hay thằng oắt con, ôn con, thằng ranh con...). Trong nhiều ngôn ngữ hình thức giảm nhẹ nghĩa, âu yếm, trìu mến ... thường được cấu tạo ở danh từ, nhưng trong tiếng Nga dạng này còn gặp cả ở tính từ nữa, ví dụ: милый (thân yêu) - ми́ленький, чистый (sạch sẽ) – чи́стенький, хороший (tốt) - хорошенький... Tên riêng được dùng trong giao tiếp phổ biến ở dạng thân mật, âu yếm, trìu mến... Việc hình thành các hậu tố đánh giá mang tính chủ quan mang tính đặc thù của văn phong hội thoại, tràn đầy màu sắc biểu cảm. Hình thức giảm nhẹ nghĩa, âu yếm, trìu mến nhỏ bé thường được sử dụng để biểu đạt những mối quan hệ thân thiết, gần gũi, cảm thông, thương xót... «Приезжие уснули. Афанасьевна и Софя подошли к повозке и стали смотреть на Кузьку. - Спит сирота, - сказала старуха. – Худенький, тошенький, одни кости. Родной матери нет, и покормить его путём некому». (А. Чехов, Бабы) “Những khách trọ đã ngủ rồi. Bà Aphanaxiepna và Xôphia đi đến gần bên xe ngựa và ngắm kỹ cậu bé Kuxka. -Thằng bé mồ côi ngủ rồi – bà lão nói. – Gầy gầy quá thôi, chỉ còn da bọc xương. Mẹ đẻ không còn, chẳng còn ai chăm sóc nó cho đến nơi đến chốn.” (A.P.Sêkhôp, Những người đàn bà, Phan Hồng Giang dịch) Các sắc thái mang màu sắc biểu cảm, cảm xúc hoặc đánh giá có tính chủ quan nhằm diễn đạt thái độ, tình cảm, tri giác của người nói đối với những người hoặc vật thể được đề cập tới. Hậu tố thu nhỏ, giảm nhẹ nghĩa của từ, là những phương tiện tu từ học trong ngôn ngữ. Ví dụ từ đứa bé là một từ mang tính trung hòa. Còn các từ như em bé, thằng nhóc, thằng nhãi, ranh con ... là những từ mang sắc thái tình cảm, đánh giá chủ quan, thể hiện tình cảm của người nói, vì ngoài ý nghĩa cơ bản là đứa bé ra, những từ còn lại đều mang màu sắc tu từ ở cấp độ từ vựng và mang ý nghĩa tu từ rõ rệt như bỡn cợt, hài hước, khinh bỉ, hay âu yếm, trìu mến v.v... Hình thức thu nhỏ của tiếng Nga (уменьшительно-ласкательная форма) là một vấn đề rất phức tạp nhưng cực kỳ thú vị, bởi bản chất của nó hoạt động không chỉ như là một hiện tượng ngôn ngữ, mà còn là hiện tượng mang tính văn hóa trong ngôn ngữ. Các phụ tố mang ý nghĩa giảm nhẹ, âu yếm được sử dụng để truyền đạt sự đánh giá mang tính chủ quan của người nói, truyền đạt các mối quan hệ, để bày tỏ sự đánh giá của người nói đối với các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thường ngày. Tất cả những điều trình bày trên thể hiện rõ tính cấp thiết của đề tài này. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ ngữ ở dạng giảm nghĩa – âu yếm, trìu mến trong tiếng Nga. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là xem xét toàn diện: - các phạm trù, các khía cạnh của hình thức giảm nghĩa, biểu cảm của tiếng Nga; - tác dụng và hiệu quả của việc dùng các từ ở dạng giảm nghĩa – biểu cảm. Để đạt được mục đích trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi đã: - nghiên cứu sự phát sinh dạng giảm nghĩa – biểu cảm các từ trong lời nói của tiếng Nga; - phân tích các yếu tố tạo nên hình thức giảm nghĩa – biểu cảm (các hậu tố giảm nghĩa – biểu cảm уменьшительно-ласкательные суффиксы); - phân loại các hậu tố giảm nghĩa – biểu cảm thường được sử dụng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, miêu tả và khái quát. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận của đề tài là giúp cho người học và nghiên cứu tiếng Nga có cách nhìn đầy đủ và toàn diện ý nghĩa của các từ trong tiếng Nga nói chung, và các hậu tố giảm nghĩa – biểu cảm, nói riêng. Qua đó, người học có thể nắm vững và biết cách sử dụng những từ giảm nghĩa – biểu cảm của tiếng Nga, mặc dù đây là một vấn đề khó và phức tạp trong tiếng Nga hiện đại. Đề tài này có thể được sử dụng trong chương trình dành cho sinh viên những năm cuối, chương trình đào tạo Sau đại học phần tu từ học, với tính chất là tài liệu tham khảo. Nó cũng có ích cho những người nghiên cứu tiếng Nga, hiểu sâu sắc thêm về một phương pháp tu từ, một phương tiện biểu cảm đặc sắc trong tiếng Nga. 6. Cấu trúc của đề tài Đề tài bao gồm: Mở đầu, Nội dung chính (gồm hai chương), Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/317
Appears in Collections:Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.11.11.pdf230.49 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.