Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/331
Title: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI HÌNH NHÓM ĐÔI TRONG DẠY SỬA BÀI VIẾT TIẾNG PHÁP
Authors: Đỗ, Thị Bích Thủy
Keywords: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI HÌNH NHÓM ĐÔI TRONG DẠY SỬA BÀI VIẾT TIẾNG PHÁP
Issue Date: 2013
Abstract: Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường, đặc biệt là cải thiện chất lượng làm việc nhóm của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu hành động, đưa sửa bài viết theo nhóm vào dạy viết cho sinh viên năm thứ nhất khoa Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Nghiên cứu của chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi : Loại hình nhóm đôi nào làm việc với nhau sẽ hiệu quả nhất, sinh viên lệch trình độ nhiều, lệch trình độ ít hay cùng trình độ? Cơ sở lý luận của nghiên cứu này dựa trên lý thuyết nhóm, lý thuyết Vùng Cận Phát triển của Vygotsky, lý thuyết sửa bài viết theo nhóm và lý thuyết quy trình hóa của Anderson. Thực nghiệm sửa bài viết đã kéo dài trong suốt một học kì, trong một lớp sinh viên năm thứ nhất, do tác giả nghiên cứu này trực tiếp giảng dạy. Dữ liệu phân tích gồm có các kết quả phân tích bài kiểm tra đầu vào và đầu ra; kết quả phân tích bài viết và nhận xét; và kết quả phân tích các phỏng vấn sinh viên sau thực nghiệm. Tổng hợp cả ba nguồn dữ liệu cho thấy loại hình nhóm hợp tác có hiệu quả nhất, dường như là nhóm lệch trình độ ít. Nhóm này tiến bộ nhất cả về nhận xét tìm lỗi cũng như phân tích lỗi so với hai loại hình nhóm còn lại. Về hiệu quả của hoạt động sửa bài viết, các bạn sinh viên ở các nhóm lệch trình độ ít cũng đạt được tất cả các cấp độ đọc-sửa. Mức độ hợp tác cũng dường như là tốt nhất ở nhóm lệch trình độ ít. Kết quả phân tích bài kiểm tra cho thấy, nhóm lệch trình độ tiến bộ hơn nhóm cùng trình độ ở Khả năng diễn đạt cảm tưởng của mình t = 0,02 (p<0,05) và Tính mạch lạch trong bài viết t = 0,03 (p<0,05). Nhóm cùng trình độ có vẻ như làm việc với nhau ít hiệu quả hơn nhóm lệch trình độ ít. Thực vậy, nhóm cùng trình độ càng làm việc cùng nhau lại càng phát hiện lỗi và phân tích lỗi không chính xác nhiều hơn trước. Về mức độ hợp tác, không khí làm việc trong các nhóm cùng trình độ có vẻ căng thẳng hơn không khí trong các nhóm lệch trình độ. Tuy nhiên, về hiệu quả của hoạt động sửa bài viết, các bạn sinh viên ở các nhóm cùng trình độ cũng đạt được tất cả các cấp độ đọc-sửa. Hơn nữa, kết quả so sánh bài kiểm tra đầu vào và đầu ra cho thấy, nhóm cùng trình độ tiến bộ hơn nhóm lệch trình độ ở Chất lượng cú pháp bài viết t = 0,01 (p<0,05). Cuối cùng, nhóm lệch trình độ nhiều cũng đã có kết quả đọc-sửa khả quan. Mức độ hợp tác ở nhóm này không cao do sự chênh lệch quá lớn vì trình độ giữa hai đối tác. Về các cấp độ sửa bài, bạn sinh viên yếu chỉ đạt được cấp độ phát biểu cảm tưởng, nhận xét về tính mạch lạc của văn bản và nhặt một vài lỗi chính tả. Chính vì vậy, kết quả phân tích bài kiểm tra cho thấy, nhóm lệch trình độ tiến bộ hơn nhóm cùng trình độ ở Khả năng diễn đạt cảm tưởng của mình t = 0,02 (p<0,05) và Tính mạch lạch trong bài viết t = 0,03 (p<0,05). Chúng tôi đã tạm thời đưa ra ba yếu tố tác động tới hiệu quả làm việc nhóm trong dạy và học viết, đó là : vai trò của Vùng Cận Phát triển, niềm tin vào khả năng của bạn hay của mình, và thái độ nhận xét thân thiện, khéo léo. Việc kết hợp nhiều nguồn dữ liệu đã cho phép kiểm chứng và phân tích sâu các kết quả tìm thấy trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, do điều kiện của một nghiên cứu hành động đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, những kết quả này được tìm thấy trên một mẫu rất nhỏ sinh viên, nên để kiểm chứng tính khoa học cần phải được nghiên cứu tiếp trên những mẫu lớn hơn. Chúng tôi hy vọng những kết quả của nghiên cứu này sẽ phần nào giúp các giáo viên phân chia nhóm sinh viên hiệu quả hơn và mô hình thực nghiệm sửa bài viết có thể giúp các thầy cô đổi mới phương pháp dạy viết cho sinh viên.
Description: Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường, đặc biệt là cải thiện chất lượng làm việc nhóm của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu hành động, đưa sửa bài viết theo nhóm vào dạy viết cho sinh viên năm thứ nhất khoa Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Nghiên cứu của chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi : Loại hình nhóm đôi nào làm việc với nhau sẽ hiệu quả nhất, sinh viên lệch trình độ nhiều, lệch trình độ ít hay cùng trình độ? Cơ sở lý luận của nghiên cứu này dựa trên lý thuyết nhóm, lý thuyết Vùng Cận Phát triển của Vygotsky, lý thuyết sửa bài viết theo nhóm và lý thuyết quy trình hóa của Anderson. Thực nghiệm sửa bài viết đã kéo dài trong suốt một học kì, trong một lớp sinh viên năm thứ nhất, do tác giả nghiên cứu này trực tiếp giảng dạy. Dữ liệu phân tích gồm có các kết quả phân tích bài kiểm tra đầu vào và đầu ra; kết quả phân tích bài viết và nhận xét; và kết quả phân tích các phỏng vấn sinh viên sau thực nghiệm. Tổng hợp cả ba nguồn dữ liệu cho thấy loại hình nhóm hợp tác có hiệu quả nhất, dường như là nhóm lệch trình độ ít. Nhóm này tiến bộ nhất cả về nhận xét tìm lỗi cũng như phân tích lỗi so với hai loại hình nhóm còn lại. Về hiệu quả của hoạt động sửa bài viết, các bạn sinh viên ở các nhóm lệch trình độ ít cũng đạt được tất cả các cấp độ đọc-sửa. Mức độ hợp tác cũng dường như là tốt nhất ở nhóm lệch trình độ ít. Kết quả phân tích bài kiểm tra cho thấy, nhóm lệch trình độ tiến bộ hơn nhóm cùng trình độ ở Khả năng diễn đạt cảm tưởng của mình t = 0,02 (p<0,05) và Tính mạch lạch trong bài viết t = 0,03 (p<0,05). Nhóm cùng trình độ có vẻ như làm việc với nhau ít hiệu quả hơn nhóm lệch trình độ ít. Thực vậy, nhóm cùng trình độ càng làm việc cùng nhau lại càng phát hiện lỗi và phân tích lỗi không chính xác nhiều hơn trước. Về mức độ hợp tác, không khí làm việc trong các nhóm cùng trình độ có vẻ căng thẳng hơn không khí trong các nhóm lệch trình độ. Tuy nhiên, về hiệu quả của hoạt động sửa bài viết, các bạn sinh viên ở các nhóm cùng trình độ cũng đạt được tất cả các cấp độ đọc-sửa. Hơn nữa, kết quả so sánh bài kiểm tra đầu vào và đầu ra cho thấy, nhóm cùng trình độ tiến bộ hơn nhóm lệch trình độ ở Chất lượng cú pháp bài viết t = 0,01 (p<0,05). Cuối cùng, nhóm lệch trình độ nhiều cũng đã có kết quả đọc-sửa khả quan. Mức độ hợp tác ở nhóm này không cao do sự chênh lệch quá lớn vì trình độ giữa hai đối tác. Về các cấp độ sửa bài, bạn sinh viên yếu chỉ đạt được cấp độ phát biểu cảm tưởng, nhận xét về tính mạch lạc của văn bản và nhặt một vài lỗi chính tả. Chính vì vậy, kết quả phân tích bài kiểm tra cho thấy, nhóm lệch trình độ tiến bộ hơn nhóm cùng trình độ ở Khả năng diễn đạt cảm tưởng của mình t = 0,02 (p<0,05) và Tính mạch lạch trong bài viết t = 0,03 (p<0,05). Chúng tôi đã tạm thời đưa ra ba yếu tố tác động tới hiệu quả làm việc nhóm trong dạy và học viết, đó là : vai trò của Vùng Cận Phát triển, niềm tin vào khả năng của bạn hay của mình, và thái độ nhận xét thân thiện, khéo léo. Việc kết hợp nhiều nguồn dữ liệu đã cho phép kiểm chứng và phân tích sâu các kết quả tìm thấy trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, do điều kiện của một nghiên cứu hành động đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, những kết quả này được tìm thấy trên một mẫu rất nhỏ sinh viên, nên để kiểm chứng tính khoa học cần phải được nghiên cứu tiếp trên những mẫu lớn hơn. Chúng tôi hy vọng những kết quả của nghiên cứu này sẽ phần nào giúp các giáo viên phân chia nhóm sinh viên hiệu quả hơn và mô hình thực nghiệm sửa bài viết có thể giúp các thầy cô đổi mới phương pháp dạy viết cho sinh viên.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/331
Appears in Collections:Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.11.05.pdf267.16 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.