Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/336
Title: NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM TIẾNG ANH
Authors: Lê, Văn Canh
Keywords: NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SƯ PHẠM TIẾNG ANH
Issue Date: 2014
Abstract: Phương pháp luận giảng dạy tiếng Anh (thường gọi tắt theo tiếng Anh là TESOL) là một lĩnh vực mới thuộc ngành ngôn ngữ học ứng dụng ra đời vào đầu thập kỷ 1960 của thể kỷ XX. Khi ngành học mới ra đời, việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh khá đơn giản. Những ai có nguyện vọng theo nghề dạy tiếng Anh chỉ cần hoàn thành một khóa tập huấn ngắn ngày về những kỹ thuật giảng dạy cơ bản. Dần dần lĩnh vực giáo dục giáo viên đã lớn mạnh và trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập với những lý thuyết riêng. Các chương trình giáo dục giáo viên tiếng Anh thường bao gồm các môn học như phân tích ngôn ngữ, lý thuyết về hoạt động học của con người, lý luận giảng dạy tiếng Anh và phần thực hành dưới dạng thực tập sư phạm mặc dù không phải chương trình nào cũng yêu cầu có thực tập sư phạm. Bắt đầu từ những năm 1980, một trong những vấn đề được tranh luận và nghiên cứu nhiều nhất liên quan đến giáo dục giáo viên tiếng Anh là mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành. Vào những năm 1990, hai khái niệm ‘đào tạo giáo viên’ và ‘phát triển giáo viên’ được sử dụng để nói lên sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình giáo dục giáo viên. Trong giai đoạn này người ta quan niệm rằng để có thể dạy tốt giáo viên cần nắm vững những kỹ năng hay năng lực giảng dạy cơ bản. Đấy là mục tiêu của ‘đào tạo giáo viên’. ‘Phát triển giáo viên’ có phạm vi rộng hơn với tư cách là một lĩnh vực thuộc ngôn ngữ học ứng dụng và thường được thực hiện thông qua các chương trình cao học Thạc sĩ. Tuy nhiên, gần đây, sự phân biệt giữa đào tạo và phát triển không còn có ý nghĩa nữa. Với những kết quả nghiên cứu mới về quá trình giảng dạy của giáo viên trên lớp học, quá trình trao đổi hàng ngày giữa các đồng nghiệp (socialization) trong cộng đồng chuyên môn (community of practice), các học giả đưa ra khái niệm ‘việc học của giáo viên’ (teacher learning) hay ‘giáo viên học để nâng cao năng lực sư phạm’ (teacher learning to teach). Từ đây, giáo dục giáo viên chịu ảnh hưởng lớn của lý thuyết văn hóa xã hội (sociocultural theory) cũng như nhưng nghiên cứu về tri nhận của giáo viên. Với ảnh hưởng của những lý thuyết mới này, vấn đề nền tảng kiến thức của giáo viên (knowledge base) được đặt lại đòi hỏi có những thay đổi sâu sắc. Những nội dung lớn như giáo viên cần có những hiểu biết gì và kỹ năng gì để giảng dạy (nền tảng kiến thức), bản chất của quá trình học để giảng dạy của giáo viên, vai trò của hoàn cảnh xã hội đối với việc học để nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên, tri nhận của giáo viên và bản ngã của giáo viên được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Để hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến giáo dục giáo viên nêu trên, một trong những nội dung được nghiên cứu là tác động của quá trình thực tập sư phạm đối với hoạt động học nghiệp vụ của giáo viên. Theo các lý thuyết mới, nhất là lý thuyết văn hóa-xã hội của Vygotsky, lý thuyết về tri nhận của giáo viên và lý thuyết tác động của môi trường xã hội với việc học của giáo viên (situated learning) của Lave và Wenger, thực tập sư phạm không đơn thuần chỉ là dịp để giáo sinh áp dụng lý thuyết vào thực tế. Thực tập sư phạm được kỳ vọng sẽ là cơ hội để giúp giáo sinh phát triển những kỹ năng học để nâng cao năng lực sư phạm suốt đời. Trên thế giới, thực tập sư phạm đã bắt đầu được nghiên cứu từ cuối những năm 1980 của thế kỷ XX và những kết quả của các nghiên cứu đó đã giúp các trường đại học có những điều chỉnh, cải tiến quan trọng nội dung và phương pháp giáo dục giáo viên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu quá trình học để nâng cao năng lực sư phạm của giáo sinh trong thời gian thực tập chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, thực tập sư phạm ở Việt Nam đã có những bước thụt lùi so với những năm của thập kỷ 1970, 1980. Có thể nói việc thực tập sư phạm ở Việt Nam nặng về hình thức hơn là chất lượng do quan niệm về vai trò và bản chất của thực tập sư phạm không rõ ràng. Để cải tiến phương pháp giáo dục phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể không cải tiến chương trình giáo dục giáo viên. Một trong những khâu then chốt của sự đổi mới chương trình giáo dục giáo viên là nghiên cứu đổi mới thực tập sư phạm từ mục tiêu, đến nội dung và phương thức tổ chức thực tập sư phạm. Đây chính là lý do đề tài nghiên cứu này được thực hiện. Mục đích của nghiên cứu này là chỉ ra những gì cần cải tiến trong hoạt động thực tập sư phạm dành cho giáo viên tiếng Anh. Mặc dù phạm vi của nghiên cứu là chương trình thực tập sư phạm tiếng Anh, nhưng các môn khác cũng có thể tham khảo những kết quả của nghiên cứu này để có những cải tiến phù hợp và thực tế, góp phần cải tiến chương trình giáo dục giáo viên nói chung. Báo cáo này gồm các chương sau đây: Chương I: Đặt vấn đề với trọng tâm là sự cần thiết phải nghiên cứu về thực tập sư phạm. Chương II: Vai trò, mục đích của thực tập sư phạm trong chương trình giáo dục giáo viên. Chương này trình bày những cơ sở lý luận mới về giáo dục giáo viên và thực tập sư phạm cũng như các nghiên cứu về quá trình thực tập sư phạm dành cho giáo viên tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam. Chương III: Mô tả nghiên cứu. Chương này trình bày mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu cũng như kết quả thu được từ nghiên cứu này. Chương IV: Kết luận và khuyến nghị. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu các khuyến nghị cần cải tiến chương trình giáo dục giáo viên và công tác thực tập sư phạm được trình bày ở chương này. Sau các chương này, các Phụ lục và những Phiếu đánh giá thực tập được giới thiệu. Phần cuối cùng của báo cáo này là bài báo trình bày nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí quốc tế TESOL JOURNAL năm 2013.
Description: Phương pháp luận giảng dạy tiếng Anh (thường gọi tắt theo tiếng Anh là TESOL) là một lĩnh vực mới thuộc ngành ngôn ngữ học ứng dụng ra đời vào đầu thập kỷ 1960 của thể kỷ XX. Khi ngành học mới ra đời, việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh khá đơn giản. Những ai có nguyện vọng theo nghề dạy tiếng Anh chỉ cần hoàn thành một khóa tập huấn ngắn ngày về những kỹ thuật giảng dạy cơ bản. Dần dần lĩnh vực giáo dục giáo viên đã lớn mạnh và trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập với những lý thuyết riêng. Các chương trình giáo dục giáo viên tiếng Anh thường bao gồm các môn học như phân tích ngôn ngữ, lý thuyết về hoạt động học của con người, lý luận giảng dạy tiếng Anh và phần thực hành dưới dạng thực tập sư phạm mặc dù không phải chương trình nào cũng yêu cầu có thực tập sư phạm. Bắt đầu từ những năm 1980, một trong những vấn đề được tranh luận và nghiên cứu nhiều nhất liên quan đến giáo dục giáo viên tiếng Anh là mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành. Vào những năm 1990, hai khái niệm ‘đào tạo giáo viên’ và ‘phát triển giáo viên’ được sử dụng để nói lên sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình giáo dục giáo viên. Trong giai đoạn này người ta quan niệm rằng để có thể dạy tốt giáo viên cần nắm vững những kỹ năng hay năng lực giảng dạy cơ bản. Đấy là mục tiêu của ‘đào tạo giáo viên’. ‘Phát triển giáo viên’ có phạm vi rộng hơn với tư cách là một lĩnh vực thuộc ngôn ngữ học ứng dụng và thường được thực hiện thông qua các chương trình cao học Thạc sĩ. Tuy nhiên, gần đây, sự phân biệt giữa đào tạo và phát triển không còn có ý nghĩa nữa. Với những kết quả nghiên cứu mới về quá trình giảng dạy của giáo viên trên lớp học, quá trình trao đổi hàng ngày giữa các đồng nghiệp (socialization) trong cộng đồng chuyên môn (community of practice), các học giả đưa ra khái niệm ‘việc học của giáo viên’ (teacher learning) hay ‘giáo viên học để nâng cao năng lực sư phạm’ (teacher learning to teach). Từ đây, giáo dục giáo viên chịu ảnh hưởng lớn của lý thuyết văn hóa xã hội (sociocultural theory) cũng như nhưng nghiên cứu về tri nhận của giáo viên. Với ảnh hưởng của những lý thuyết mới này, vấn đề nền tảng kiến thức của giáo viên (knowledge base) được đặt lại đòi hỏi có những thay đổi sâu sắc. Những nội dung lớn như giáo viên cần có những hiểu biết gì và kỹ năng gì để giảng dạy (nền tảng kiến thức), bản chất của quá trình học để giảng dạy của giáo viên, vai trò của hoàn cảnh xã hội đối với việc học để nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên, tri nhận của giáo viên và bản ngã của giáo viên được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Để hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến giáo dục giáo viên nêu trên, một trong những nội dung được nghiên cứu là tác động của quá trình thực tập sư phạm đối với hoạt động học nghiệp vụ của giáo viên. Theo các lý thuyết mới, nhất là lý thuyết văn hóa-xã hội của Vygotsky, lý thuyết về tri nhận của giáo viên và lý thuyết tác động của môi trường xã hội với việc học của giáo viên (situated learning) của Lave và Wenger, thực tập sư phạm không đơn thuần chỉ là dịp để giáo sinh áp dụng lý thuyết vào thực tế. Thực tập sư phạm được kỳ vọng sẽ là cơ hội để giúp giáo sinh phát triển những kỹ năng học để nâng cao năng lực sư phạm suốt đời. Trên thế giới, thực tập sư phạm đã bắt đầu được nghiên cứu từ cuối những năm 1980 của thế kỷ XX và những kết quả của các nghiên cứu đó đã giúp các trường đại học có những điều chỉnh, cải tiến quan trọng nội dung và phương pháp giáo dục giáo viên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu quá trình học để nâng cao năng lực sư phạm của giáo sinh trong thời gian thực tập chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, thực tập sư phạm ở Việt Nam đã có những bước thụt lùi so với những năm của thập kỷ 1970, 1980. Có thể nói việc thực tập sư phạm ở Việt Nam nặng về hình thức hơn là chất lượng do quan niệm về vai trò và bản chất của thực tập sư phạm không rõ ràng. Để cải tiến phương pháp giáo dục phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể không cải tiến chương trình giáo dục giáo viên. Một trong những khâu then chốt của sự đổi mới chương trình giáo dục giáo viên là nghiên cứu đổi mới thực tập sư phạm từ mục tiêu, đến nội dung và phương thức tổ chức thực tập sư phạm. Đây chính là lý do đề tài nghiên cứu này được thực hiện. Mục đích của nghiên cứu này là chỉ ra những gì cần cải tiến trong hoạt động thực tập sư phạm dành cho giáo viên tiếng Anh. Mặc dù phạm vi của nghiên cứu là chương trình thực tập sư phạm tiếng Anh, nhưng các môn khác cũng có thể tham khảo những kết quả của nghiên cứu này để có những cải tiến phù hợp và thực tế, góp phần cải tiến chương trình giáo dục giáo viên nói chung. Báo cáo này gồm các chương sau đây: Chương I: Đặt vấn đề với trọng tâm là sự cần thiết phải nghiên cứu về thực tập sư phạm. Chương II: Vai trò, mục đích của thực tập sư phạm trong chương trình giáo dục giáo viên. Chương này trình bày những cơ sở lý luận mới về giáo dục giáo viên và thực tập sư phạm cũng như các nghiên cứu về quá trình thực tập sư phạm dành cho giáo viên tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam. Chương III: Mô tả nghiên cứu. Chương này trình bày mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu cũng như kết quả thu được từ nghiên cứu này. Chương IV: Kết luận và khuyến nghị. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu các khuyến nghị cần cải tiến chương trình giáo dục giáo viên và công tác thực tập sư phạm được trình bày ở chương này. Sau các chương này, các Phụ lục và những Phiếu đánh giá thực tập được giới thiệu. Phần cuối cùng của báo cáo này là bài báo trình bày nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí quốc tế TESOL JOURNAL năm 2013.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/336
Appears in Collections:Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.12.29.pdf188.5 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.