Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/339
Title: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH DỊCH TÁC PHẨM VĂN HỌC TỪ TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT
Authors: Lê, Hoài Ân
Keywords: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH DỊCH TÁC PHẨM VĂN HỌC TỪ TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT
Issue Date: 2014
Abstract: Dịch thuật nói chung và dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt nói riêng là một lĩnh vực khó, đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện để nâng cao chất lượng dịch thuật đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thực tiễn. Trên cơ sở những cứ liệu hiện có về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng hoạt động dịch thuật liên quan đến cặp ngôn ngữ Đức - Việt hầu như chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống, đặc biệt là nghiên cứu về lĩnh vực dịch văn học từ tiếng Đức sang tiếng Việt. Ở các khoa đào tạo của Trường ĐHNN - ĐHQGHN hiện nay đều có các khóa đào tạo dịch thuật, trong đó có đào tạo dịch thuật Đức - Việt. Trong hoạt động đào tạo, tất cả các khoa đều đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện kỹ thuật dịch các văn bản thiên về chức năng thông báo, các văn bản chuyên ngành. Việc rèn luyện các thủ pháp dịch những văn bản thiên về chức năng biểu cảm chỉ mới được đề cập đến một cách chung chung hoặc sơ lược tùy vào sự cân nhắc và lựa chọn của giảng viên. Theo quan điểm của chúng tôi thì đó là một khoảng trống rất lớn trong lĩnh vực giảng dạy dịch thuật Đức - Việt hiện nay. Các giảng viên của Phân khoa tiếng Đức, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Tây (Khoa NN&VH Phương Tây) đều cố gắng đưa nhiều loại hình văn bản vào chương trình giảng dạy để sinh viên làm quen với các phương pháp dịch thuật theo chức năng văn bản, nhưng riêng thể loại văn học thì nói chung lại vắng bóng trong chương trình giảng dạy. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống về những khó khăn và thủ pháp trong dịch văn học có thể nói là một hướng đi cần thiết phục vụ cho nhu cầu giảng dạy dịch thuật nói chung và liên quan đến cặp ngôn ngữ Đức - Việt nói riêng tại Trường ĐHNN - ĐHQGHN. Công trình nghiên cứu này muốn cung cấp cho người học và người dạy những cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vấn đề dịch văn học chủ yếu dựa trên những cứ liệu liên quan đến cặp ngôn ngữ Đức - Việt. Mục đích nghiên cứu: Công trình đặt ra mục tiêu là khảo sát, nghiên cứu về những khó khăn và phương pháp chuyển ngữ trong dịch một tác phẩm văn xuôi để phục vụ cho việc giảng dạy dịch thuật nói chung, dịch văn học nói riêng cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu và thực tiễn dịch thuật hiện nay. Những kết quả nghiên cứu thu được là cơ sở để biên soạn tài liệu luyện về thủ pháp dịch cho sinh viên ở những học kỳ cuối hoặc ứng dụng làm tài liệu giảng dạy lý thuyết dịch cho sinh viên đại học tiếng Đức hoặc học viên cao học ngành Ngôn ngữ Đức. Tư liệu nghiên cứu: Tư liệu nghiên cứu là cuốn tiểu thuyết nguyên bản tiếng Đức “Die Liebhaberinnen” tái bản lần thứ 11 năm 2001 của nữ nhà văn Áo E. Jelinek (giải thưởng Nobel văn học năm 2004) dài 157 trang và bản dịch tiếng Việt dài 274 trang của dịch giả Lê Quang với tiêu đề “Tình ơi là tình”. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài, chúng tôi áp dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như đối chiếu và phân tích ngữ nghĩa. Cơ sở lý luận để chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu này là trường phái Lý thuyết dịch chức năng của Đức với những đại diện như Reiß, Vermeer và Nord. Cách tiến hành cụ thể như sau: - Đối chiếu, so sánh bản dịch với nguyên tác để chỉ ra những khó khăn tiềm tàng trong quá trình chuyển ngữ; - Đối chiếu, so sánh bản dịch với nguyên tác và phân tích ngữ nghĩa để làm sáng tỏ những thủ pháp xử lý mà dịch giả áp dụng trong quá trình chuyển ngữ; - Sử dụng những thông tin của chính dịch giả và đại diện nhà xuất bản tiểu thuyết “Tình ơi là tình” (Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam) để củng cố thêm những kết luận trong công trình về những khó khăn và thủ pháp dịch thuật.
Description: Dịch thuật nói chung và dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt nói riêng là một lĩnh vực khó, đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện để nâng cao chất lượng dịch thuật đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thực tiễn. Trên cơ sở những cứ liệu hiện có về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng hoạt động dịch thuật liên quan đến cặp ngôn ngữ Đức - Việt hầu như chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống, đặc biệt là nghiên cứu về lĩnh vực dịch văn học từ tiếng Đức sang tiếng Việt. Ở các khoa đào tạo của Trường ĐHNN - ĐHQGHN hiện nay đều có các khóa đào tạo dịch thuật, trong đó có đào tạo dịch thuật Đức - Việt. Trong hoạt động đào tạo, tất cả các khoa đều đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện kỹ thuật dịch các văn bản thiên về chức năng thông báo, các văn bản chuyên ngành. Việc rèn luyện các thủ pháp dịch những văn bản thiên về chức năng biểu cảm chỉ mới được đề cập đến một cách chung chung hoặc sơ lược tùy vào sự cân nhắc và lựa chọn của giảng viên. Theo quan điểm của chúng tôi thì đó là một khoảng trống rất lớn trong lĩnh vực giảng dạy dịch thuật Đức - Việt hiện nay. Các giảng viên của Phân khoa tiếng Đức, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Tây (Khoa NN&VH Phương Tây) đều cố gắng đưa nhiều loại hình văn bản vào chương trình giảng dạy để sinh viên làm quen với các phương pháp dịch thuật theo chức năng văn bản, nhưng riêng thể loại văn học thì nói chung lại vắng bóng trong chương trình giảng dạy. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống về những khó khăn và thủ pháp trong dịch văn học có thể nói là một hướng đi cần thiết phục vụ cho nhu cầu giảng dạy dịch thuật nói chung và liên quan đến cặp ngôn ngữ Đức - Việt nói riêng tại Trường ĐHNN - ĐHQGHN. Công trình nghiên cứu này muốn cung cấp cho người học và người dạy những cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vấn đề dịch văn học chủ yếu dựa trên những cứ liệu liên quan đến cặp ngôn ngữ Đức - Việt. Mục đích nghiên cứu: Công trình đặt ra mục tiêu là khảo sát, nghiên cứu về những khó khăn và phương pháp chuyển ngữ trong dịch một tác phẩm văn xuôi để phục vụ cho việc giảng dạy dịch thuật nói chung, dịch văn học nói riêng cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu và thực tiễn dịch thuật hiện nay. Những kết quả nghiên cứu thu được là cơ sở để biên soạn tài liệu luyện về thủ pháp dịch cho sinh viên ở những học kỳ cuối hoặc ứng dụng làm tài liệu giảng dạy lý thuyết dịch cho sinh viên đại học tiếng Đức hoặc học viên cao học ngành Ngôn ngữ Đức. Tư liệu nghiên cứu: Tư liệu nghiên cứu là cuốn tiểu thuyết nguyên bản tiếng Đức “Die Liebhaberinnen” tái bản lần thứ 11 năm 2001 của nữ nhà văn Áo E. Jelinek (giải thưởng Nobel văn học năm 2004) dài 157 trang và bản dịch tiếng Việt dài 274 trang của dịch giả Lê Quang với tiêu đề “Tình ơi là tình”. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài, chúng tôi áp dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như đối chiếu và phân tích ngữ nghĩa. Cơ sở lý luận để chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu này là trường phái Lý thuyết dịch chức năng của Đức với những đại diện như Reiß, Vermeer và Nord. Cách tiến hành cụ thể như sau: - Đối chiếu, so sánh bản dịch với nguyên tác để chỉ ra những khó khăn tiềm tàng trong quá trình chuyển ngữ; - Đối chiếu, so sánh bản dịch với nguyên tác và phân tích ngữ nghĩa để làm sáng tỏ những thủ pháp xử lý mà dịch giả áp dụng trong quá trình chuyển ngữ; - Sử dụng những thông tin của chính dịch giả và đại diện nhà xuất bản tiểu thuyết “Tình ơi là tình” (Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam) để củng cố thêm những kết luận trong công trình về những khó khăn và thủ pháp dịch thuật.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/339
Appears in Collections:Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.12.02.pdf147.26 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.