Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/340
Title: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
Authors: Đỗ, Thu Lan
Keywords: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
Issue Date: 2014
Abstract: 1. Tính cấp thiết của đề tài Về mặt lịch đại, thán từ thuộc lớp từ đầu tiên của nhân loại. Về mặt đồng đại, thán từ có nhiều đặc điểm đặc thù về nội dung ý nghĩa, về hoạt động ngôn ngữ nói chung, và hoạt động ngữ pháp nói riêng. Ý thức được tầm quan trọng của thán từ, những nghiên cứu về chúng đã được giới ngôn ngữ học của Trung Quốc và Việt Nam chú ý đến từ rất sớm. Tuy nhiên, so với các từ loại khác trong cùng hệ thống ngôn ngữ, những nghiên cứu về thán từ không chỉ ít hơn về số lượng mà còn nhỏ hơn cả về quy mô. Vì lẽ đó, đã có lúc, người ta cho rằng, lớp từ này lâu nay bị lý luận ngôn ngữ bỏ qua, hay, đó là “một từ loại phổ quát nhưng bị quên lãng” [Ameka, 1992]. Nhận thấy, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về thán từ tiếng Hán hiện đại không nhiều, đặc biệt, từ trước đến nay, chưa có một đề tài nào liên quan đến nội dung đối chiếu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Vì lý do này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Đối chiếu đặc điểm của thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt (trên bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa). 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài là: (1) Thông qua khảo sát đặc điểm của thán từ tiếng Hán và tiếng Việt, góp phần vào nghiên cứu lý luận về từ loại nói chung và vấn đề thán từ trong ngôn ngữ học đại cương nói riêng. (2) Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán hiện đại trong sự đối chiếu với các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của thán từ tiếng Việt, đề tài góp phần vào việc nghiên cứu các đặc điểm riêng của thán từ trong mỗi ngôn ngữ. Theo đó, đề xuất một số ứng dụng trong việc giảng dạy thán từ tiếng Hán. Nhiệm vụ của đề tài được xác định như sau: (1) Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết có liên quan đến thán từ. Xác định khái niệm thán từ sử dụng trong đề tài và xác định danh sách thán từ tiếng Hán. (2) Khảo sát đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại trên bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa, đối chiếu với thán từ tiếng Việt. (3) Khảo sát khả năng nhận diện và vận dụng thán từ tiếng Hán của sinh viên và đề xuất một số ứng dụng trong giảng dạy ngoại ngữ. 3. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như: đối chiếu, miêu tả, thống kê, khảo sát trường hợp và phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thán từ tiếng Hán hiện đại (sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Hán), các thán từ tiếng Việt hiện đại (sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Việt). Các thán từ tiếng Hán cổ đại, thán từ tiếng Hán trong các phương ngữ và các thán từ tiếng Hán không nguyên dạng không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Đề tài là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, khảo sát một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về thán từ tiếng Hán trên bình diện ngữ pháp – ngữ nghĩa, đồng thời chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt trên bình diện này, góp phần vào việc nghiên cứu thán từ nói riêng và nghiên cứu từ loại nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ. Hiểu thấu đáo các đặc điểm về ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán có thể góp phần giúp cho người dạy cũng như người học tự tin hơn khi vận dụng thán từ, tránh được một số sai sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại ngữ. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt - Chương 3: Khảo sát khả năng sử dụng thán từ tiếng Hán của sinh viên và một số đề xuất
Description: 1. Tính cấp thiết của đề tài Về mặt lịch đại, thán từ thuộc lớp từ đầu tiên của nhân loại. Về mặt đồng đại, thán từ có nhiều đặc điểm đặc thù về nội dung ý nghĩa, về hoạt động ngôn ngữ nói chung, và hoạt động ngữ pháp nói riêng. Ý thức được tầm quan trọng của thán từ, những nghiên cứu về chúng đã được giới ngôn ngữ học của Trung Quốc và Việt Nam chú ý đến từ rất sớm. Tuy nhiên, so với các từ loại khác trong cùng hệ thống ngôn ngữ, những nghiên cứu về thán từ không chỉ ít hơn về số lượng mà còn nhỏ hơn cả về quy mô. Vì lẽ đó, đã có lúc, người ta cho rằng, lớp từ này lâu nay bị lý luận ngôn ngữ bỏ qua, hay, đó là “một từ loại phổ quát nhưng bị quên lãng” [Ameka, 1992]. Nhận thấy, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về thán từ tiếng Hán hiện đại không nhiều, đặc biệt, từ trước đến nay, chưa có một đề tài nào liên quan đến nội dung đối chiếu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt. Vì lý do này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Đối chiếu đặc điểm của thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt (trên bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa). 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài là: (1) Thông qua khảo sát đặc điểm của thán từ tiếng Hán và tiếng Việt, góp phần vào nghiên cứu lý luận về từ loại nói chung và vấn đề thán từ trong ngôn ngữ học đại cương nói riêng. (2) Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán hiện đại trong sự đối chiếu với các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của thán từ tiếng Việt, đề tài góp phần vào việc nghiên cứu các đặc điểm riêng của thán từ trong mỗi ngôn ngữ. Theo đó, đề xuất một số ứng dụng trong việc giảng dạy thán từ tiếng Hán. Nhiệm vụ của đề tài được xác định như sau: (1) Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết có liên quan đến thán từ. Xác định khái niệm thán từ sử dụng trong đề tài và xác định danh sách thán từ tiếng Hán. (2) Khảo sát đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại trên bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa, đối chiếu với thán từ tiếng Việt. (3) Khảo sát khả năng nhận diện và vận dụng thán từ tiếng Hán của sinh viên và đề xuất một số ứng dụng trong giảng dạy ngoại ngữ. 3. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như: đối chiếu, miêu tả, thống kê, khảo sát trường hợp và phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thán từ tiếng Hán hiện đại (sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Hán), các thán từ tiếng Việt hiện đại (sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Việt). Các thán từ tiếng Hán cổ đại, thán từ tiếng Hán trong các phương ngữ và các thán từ tiếng Hán không nguyên dạng không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Đề tài là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, khảo sát một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về thán từ tiếng Hán trên bình diện ngữ pháp – ngữ nghĩa, đồng thời chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt trên bình diện này, góp phần vào việc nghiên cứu thán từ nói riêng và nghiên cứu từ loại nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ. Hiểu thấu đáo các đặc điểm về ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán có thể góp phần giúp cho người dạy cũng như người học tự tin hơn khi vận dụng thán từ, tránh được một số sai sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại ngữ. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt - Chương 3: Khảo sát khả năng sử dụng thán từ tiếng Hán của sinh viên và một số đề xuất
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/340
Appears in Collections:Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.12.10.pdf313.2 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.