Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/375
Nhan đề: Đặc điểm ngữ nghĩa của vị ngữ trong câu bị động tiếng Việt
Tác giả: Bui, Thi Dien
Nghiem, Bich Diep
Le, Thi Hoan
Nguyen, Cam Thanh
Nguyen, Thanh Tung
Năm xuất bản: thá-2013
Tóm tắt: Vị ngữ trong câu bị động tiếng Việt luôn luôn là một ngữ động từ. Nó bao gồm ít nhất một trợ động từ được/bị và một động từ ngoại động. Để tìm hiểu rõ hơn về sự kết hợp của các từ được/bị với một động từ ngoại động, nhóm nghiên cứu đã dựa trên bảng phân loại các kiểu sự tình của Dik (1981) và các câu bị động tiếng Việt đã được thu thập trên các văn bản tiếng Việt để phân tích và mô tả đặc điểm ngữ nghĩa của vị ngữ bị động trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, câu bị động tiếng Việt biểu thị kết quả tác động của các hành động chuyển tác, các quá trình chuyển tác và trạng thái hữu đích. Các sự tình này quyết định các động từ được sử dụng trong câu bị động là các động từ hành động chuyển tác, các động từ quá trình chuyển tác và các động từ trạng thái hữu đích. Cùng với nghĩa biểu hiện gắn với các kiểu sự tình của các động từ, vị ngữ của câu bị động tiếng Việt còn có nhiều ý nghĩa tình thái khác nhau, trong đó nổi bật là ý nghĩa đánh giá của được thường đi với các động từ tạo tác hoặc tác động làm đối thể biến chuyển (trạng thái, vị trí) một cách tích cực và bị thường đi với các động từ có ý nghĩa hủy diệt, hoặc tác động làm đối thể biến chuyển (trạng thái, vị trí) một cách tiêu cực và cùng với ý nghĩa thời thể của phó từ làm thành tố phụ cho vị ngữ. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm những hiểu biết về câu bị động tiếng Việt, đặc biệt là vị ngữ bị động với những sắc thái nghĩa được, bị và giúp cho việc dịch thuật và dạy - học tiếng Việt liên quan tới câu bị động.
Mô tả: Vị ngữ trong câu bị động tiếng Việt luôn luôn là một ngữ động từ. Nó bao gồm ít nhất một trợ động từ được/bị và một động từ ngoại động. Để tìm hiểu rõ hơn về sự kết hợp của các từ được/bị với một động từ ngoại động, nhóm nghiên cứu đã dựa trên bảng phân loại các kiểu sự tình của Dik (1981) và các câu bị động tiếng Việt đã được thu thập trên các văn bản tiếng Việt để phân tích và mô tả đặc điểm ngữ nghĩa của vị ngữ bị động trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, câu bị động tiếng Việt biểu thị kết quả tác động của các hành động chuyển tác, các quá trình chuyển tác và trạng thái hữu đích. Các sự tình này quyết định các động từ được sử dụng trong câu bị động là các động từ hành động chuyển tác, các động từ quá trình chuyển tác và các động từ trạng thái hữu đích. Cùng với nghĩa biểu hiện gắn với các kiểu sự tình của các động từ, vị ngữ của câu bị động tiếng Việt còn có nhiều ý nghĩa tình thái khác nhau, trong đó nổi bật là ý nghĩa đánh giá của được thường đi với các động từ tạo tác hoặc tác động làm đối thể biến chuyển (trạng thái, vị trí) một cách tích cực và bị thường đi với các động từ có ý nghĩa hủy diệt, hoặc tác động làm đối thể biến chuyển (trạng thái, vị trí) một cách tiêu cực và cùng với ý nghĩa thời thể của phó từ làm thành tố phụ cho vị ngữ. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm những hiểu biết về câu bị động tiếng Việt, đặc biệt là vị ngữ bị động với những sắc thái nghĩa được, bị và giúp cho việc dịch thuật và dạy - học tiếng Việt liên quan tới câu bị động.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/375
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
ThS.pdf197.26 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.