Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/387
Title: Tỉ lệ thành công và chiến lược đoán nghĩa từ vựng trong văn cảnh: Nghiên cứu định tính 3 trường hợp học viên tiếng Anh với lượng từ và khả năng đọc hiểu khác nhau
Authors: Nguyen, Chi Duc
Issue Date: May-2013
Abstract: Không giống như hầu hết các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đo lường khả năng thành công trong việc đoán nghĩa từ vựng tiếng Anh trong văn cảnh được hiệu chỉnh với thang đánh giá của Nation và Webb (2011). Thang đánh giá này cho phép đo lường cả những thu nhận nhỏ nhất về ngữ nghĩa mà đối tượng có được từ việc đoán nghĩa. Thêm vào đó, nhờ vào sự phân chia của Gu (2005) giữa kĩ thuật và chiến lược học từ vựng, nghiên cứu hiện tại đã phát triển một mô hình chiến lược đoán nghĩa của từ vựng trong văn cảnh để quan sát và phân tích quá trình đoán nghĩa của ba nghiệm thể nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng (1) ba nghiệm thể nghiên cứu đều đạt kết quả đoán nghĩa từ vựng từ văn cảnh cao hơn so với các nghiên cứu trước đây do bối cảnh đoán nghĩa được hiệu chỉnh và (2) các nghiệm thể có chiến lược đoán nghĩa tốt thường tập trung hơn vào quá trình đoán nghĩa, tận dụng những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của họ trong quá trình đó, thống nhất trong tư duy và thành thục trong việc quản lí quá trình đoán nghĩa của cá nhân hơn so với các đối tượng khác. Từ kết quả này, một số gợi ý có thể đưa ra: (1) các khóa học về đoán nghĩa từ vựng từ văn cảnh nên chú ý đến lượng từ vựng và trình độ đọc hiểu của học viên trong thiết kế tài liệu và hoạt động kiểm tra đánh giá của mình, và (2) thay vì giới thiệu các kĩ thuật đoán nghĩa thành công, chúng ta cần tích hợp các chiến lược đoán nghĩa tùy vào vốn từ và năng lực đọc hiểu của từng học viên thông qua sự giúp đỡ của bạn học hay của giảng viên.
Description: Không giống như hầu hết các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đo lường khả năng thành công trong việc đoán nghĩa từ vựng tiếng Anh trong văn cảnh được hiệu chỉnh với thang đánh giá của Nation và Webb (2011). Thang đánh giá này cho phép đo lường cả những thu nhận nhỏ nhất về ngữ nghĩa mà đối tượng có được từ việc đoán nghĩa. Thêm vào đó, nhờ vào sự phân chia của Gu (2005) giữa kĩ thuật và chiến lược học từ vựng, nghiên cứu hiện tại đã phát triển một mô hình chiến lược đoán nghĩa của từ vựng trong văn cảnh để quan sát và phân tích quá trình đoán nghĩa của ba nghiệm thể nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng (1) ba nghiệm thể nghiên cứu đều đạt kết quả đoán nghĩa từ vựng từ văn cảnh cao hơn so với các nghiên cứu trước đây do bối cảnh đoán nghĩa được hiệu chỉnh và (2) các nghiệm thể có chiến lược đoán nghĩa tốt thường tập trung hơn vào quá trình đoán nghĩa, tận dụng những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của họ trong quá trình đó, thống nhất trong tư duy và thành thục trong việc quản lí quá trình đoán nghĩa của cá nhân hơn so với các đối tượng khác. Từ kết quả này, một số gợi ý có thể đưa ra: (1) các khóa học về đoán nghĩa từ vựng từ văn cảnh nên chú ý đến lượng từ vựng và trình độ đọc hiểu của học viên trong thiết kế tài liệu và hoạt động kiểm tra đánh giá của mình, và (2) thay vì giới thiệu các kĩ thuật đoán nghĩa thành công, chúng ta cần tích hợp các chiến lược đoán nghĩa tùy vào vốn từ và năng lực đọc hiểu của từng học viên thông qua sự giúp đỡ của bạn học hay của giảng viên.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/387
Appears in Collections:Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
ThS.pdf197.36 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.