Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/736
Title: DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG NGA QUA CÁC BÀI THƠ
Authors: Cao, Thị Thúy Lương
Keywords: DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG NGA QUA CÁC BÀI THƠ
Issue Date: 2015
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Abstract: Thường thì từ “ngữ pháp” được gắn liền với một cái gì đó buồn tẻ và nhàm chán. Việc dạy ngữ pháp và các cách diễn đạt nội dung lời nói một cách đúng ngữ pháp, cũng như việc tri nhận các hình thái ngữ pháp trong nói và viết thường xảy ra thông qua việc hình thành các kỹ năng ngữ pháp, đó còn là một phần không thể thiếu của tất cả các loại hành động lời nói. Tất nhiên, khi người học nghe thấy rằng họ cần phải học ngữ pháp, thì họ nghĩ ngay rằng ngữ pháp là một cái gì đó rất khó khăn và nhàm chán, là những cái mà họ không thể hiểu được, và hệ quả là họ thường không còn động lực và mong muốn tiếp tục học ngoại ngữ họ đang theo học nữa. Lúc này các giáo viên phải đối mặt với câu hỏi: “Làm thế nào có thể đa dạng hóa các bài học của mình và mang lại cho người học một giờ học vui vẻ, nhưng đồng thời phải hữu ích?”. Có nhiều cách khác nhau để xây dựng một quá trình làm quen với các tài liệu ngữ pháp và luyện tập nó. Một trong những cách đó là lựa chọn các tài liệu dạy ngữ pháp thật thú vị, khơi gợi sự thích thú cho người học. Sử dụng các bài thơ trong giờ học ngoại ngữ là một cách luôn làm cho giờ học ngữ pháp mất đi sự nhàm chán vốn có của nó. Người học ở tất cả các lứa tuổi đều thích đọc thơ và điều này có thể vận dụng một cách tích cực trong giờ học ngữ pháp “không buồn chán”. Các cấu trúc ngữ pháp, hoạt động ngôn ngữ và kỹ năng nghe cuả người học được tiếp thu và kích hoạt tốt hơn trong các bài thơ, cũng như làm tăng hứng thú của họ đối với việc học ngữ pháp tẻ nhạt. Để các giờ học ngữ pháp không đơn điệu, buồn chán, để các kiến thức ngữ pháp không tồn tại trong trí nhớ người học dưới dạng các công thức, các quy tắc hay các bảng biểu, để lời nói của người học mỗi khi nói ra đều đúng ngữ pháp, trong bài viết này chúng tôi đề cập đến một phương pháp dạy ngữ pháp khá hiệu quả giúp cho người học thực sự tìm thấy niềm vui và cảm hứng khi học ngữ pháp đó chính là sử dụng các bài thơ làm tư liệu để dạy ngữ pháp, cụ thể là ngữ pháp tiếng Nga. Ngữ pháp tiếng Nga khó. Giờ học ngữ pháp với các phương pháp giảng dạy truyền thống thật nặng nề đối với người học. Các nghiên cứu về phương pháp dạy ngữ pháp thông qua các bài thơ của các ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Đức… thì rất nhiều tuy nhiên với tiếng Nga lại không nhiều. Mặt khác, trong quá trình hội nhập của Việt Nam vào đời sống kinh tế chính trị và xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới, các mối quan hệ quốc tế với các nước đặc biệt là nước Nga được tăng cường và mở rộng, nhu cầu học tiếng Nga của các đối tượng tăng mạnh, điển hình là lĩnh vực du lịch trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, việc nghiên cứu dạy ngữ pháp thông qua các bài thơ làm tăng hứng thú cho người học góp phần cải tiến phương pháp dạy và học ngữ pháp tiếng Nga nhằm làm tăng hiệu quả quá trình dạy và học tiếng Nga, dần đáp ứng các nhu cầu của người học thể hiện rõ ràng tính cấp thiết của đề tài này. Mục đích của đề tài là nghiên cứu về phương pháp sử dụng các bài thơ tiếng Nga để dạy ngữ pháp tiếng Nga nhằm làm tăng hứng thú của người học giúp giờ học đạt được kết quả như mong muốn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi sẽ giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: – Nghiên cứu về vai trò của các bài thơ trong việc dạy ngữ pháp tiếng Nga. – Nghiên cứu về quá trình hình thành kỹ năng ngữ pháp khi làm việc với các tư liệu thơ ca trong giờ học tiếng Nga. Để đạt được các mục đích nêu trên và hoàn tất các nhiệm vụ đã đề ra chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: – Phương pháp sưu tầm, tập hợp. Sưu tầm, tập hợp các bài thơ làm ví vụ minh họa cho mỗi luận điểm. – Phương pháp phân tích. Phương pháp này dùng chủ yếu khi nghiên cứu các vấn đề lí thuyết liên quan vai trò của bài thơ trong dạy ngữ pháp tiếng Nga và các ví dụ đưa ra. – Phương pháp quan sát và mô tả các ngữ liệu được đưa vào công trình nghiên cứu. – Phương pháp giải thích. Phương pháp này dùng sau mỗi luận điểm được đưa ra. – Phương pháp chứng minh. Chứng minh các luận điểm đưa ra là đúng đắn, phù hợp. Ngữ liệu sử dụng trong đề tài là các bài thơ dành cho trẻ em được lấy trên các trang báo mạng của Nga.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/736
ISBN: 97866462377792
ISSN: kỉ yếu hội thảo quốc gia
Appears in Collections:Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Cao Thị Thúy Lương.pdf446.13 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.