Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/956
Title: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH DỰA VÀO PHẢN ỨNG ĐỘC GIẢ TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢN DỊCH VĂN XUÔI ANH – VIỆT
Authors: Phạm, Thị Thủy
Keywords: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH DỰA VÀO PHẢN ỨNG ĐỘC GIẢ TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢN DỊCH VĂN XUÔI ANH – VIỆT
Issue Date: May-2016
Abstract: Mô hình phê bình bản dịch dựa vào phản ứng độc giả, do Nida và Taber đề xuất (1969), đánh giá bản dịch thông qua ba yếu tố: (i) độc giả ngôn bản ngữ đích hiểu thông điệp của ngôn bản ngữ nguồn đúng đến mức độ nào, (ii) ngôn bản ngữ đích có dễ hiểu không, và (iii) trải nghiệm của độc giả. Các phương pháp nhằm cụ thể hóa các yếu tố trên gồm bài điền từ (Cloze Technique), ‘phản ứng với các lựa chọn ngôn ngữ’, ‘giải thích nội dung bài dịch’, và ‘đọc bài dịch thành tiếng’, v.v. (Nida and Taber, 1969: 169-72). Trong tất cả các phương pháp trên, phản ứng (có thể quan sát được) của độc giả với ngôn bản ngữ đích, tức bản dịch, được coi là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chất lượng bản dịch. Các nhà nghiên cứu đối lập cho rằng các tiêu chí này chưa đủ độ tin cậy và chưa có lập luận chặt chẽ. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG (mã: QG.15.35) của chúng tôi, mô hình phê bình bản dịch dựa vào phản ứng độc giả được kết hợp với mô hình dụng học-chức năng của House đã chứng tỏ hoàn toàn có thể áp dụng vào đánh giá chất lượng bản dịch. Mức độ tự nhiên của bản dịch tiếng Việt (bản gốc: năm truyện ngắn Úc) được kiểm chứng dựa vào phản ứng của độc giả Việt Nam với cách dịch của một số lượng câu. Kết quả sơ bộ của đề tài đã được trình bày ở hội thảo quốc tế “Học tập trong một thế giới đa ngôn ngữ” do Hội Ngôn ngữ học Ứng dụng Úc, Hội Ngôn ngữ học Ứng dụng Niu-di-lân, và Hội Khảo thí Ngôn ngữ Úc và Niu-di-lân phối hợp tổ chức lần thứ tư ở Đại học Nam Úc, Adelaide, Úc, (30/11 – 2/12/2015).
Description: Mô hình phê bình bản dịch dựa vào phản ứng độc giả, do Nida và Taber đề xuất (1969), đánh giá bản dịch thông qua ba yếu tố: (i) độc giả ngôn bản ngữ đích hiểu thông điệp của ngôn bản ngữ nguồn đúng đến mức độ nào, (ii) ngôn bản ngữ đích có dễ hiểu không, và (iii) trải nghiệm của độc giả. Các phương pháp nhằm cụ thể hóa các yếu tố trên gồm bài điền từ (Cloze Technique), ‘phản ứng với các lựa chọn ngôn ngữ’, ‘giải thích nội dung bài dịch’, và ‘đọc bài dịch thành tiếng’, v.v. (Nida and Taber, 1969: 169-72). Trong tất cả các phương pháp trên, phản ứng (có thể quan sát được) của độc giả với ngôn bản ngữ đích, tức bản dịch, được coi là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chất lượng bản dịch. Các nhà nghiên cứu đối lập cho rằng các tiêu chí này chưa đủ độ tin cậy và chưa có lập luận chặt chẽ. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG (mã: QG.15.35) của chúng tôi, mô hình phê bình bản dịch dựa vào phản ứng độc giả được kết hợp với mô hình dụng học-chức năng của House đã chứng tỏ hoàn toàn có thể áp dụng vào đánh giá chất lượng bản dịch. Mức độ tự nhiên của bản dịch tiếng Việt (bản gốc: năm truyện ngắn Úc) được kiểm chứng dựa vào phản ứng của độc giả Việt Nam với cách dịch của một số lượng câu. Kết quả sơ bộ của đề tài đã được trình bày ở hội thảo quốc tế “Học tập trong một thế giới đa ngôn ngữ” do Hội Ngôn ngữ học Ứng dụng Úc, Hội Ngôn ngữ học Ứng dụng Niu-di-lân, và Hội Khảo thí Ngôn ngữ Úc và Niu-di-lân phối hợp tổ chức lần thứ tư ở Đại học Nam Úc, Adelaide, Úc, (30/11 – 2/12/2015).
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/956
Appears in Collections:Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.