Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/975
Title: Bàn về “cảnh giới vô ngã”
Authors: NGUYỄN, NGỌC ANH
Keywords: cảnh giới vô ngã
Issue Date: 2011
Publisher: Tạp chí Ngữ văn Đại học Sư phạm Nội Mông Cổ, Trung Quốc
Abstract: “Cảnh giới vô ngã” xuất hiện từ lâu trong thơ ca Trung Quốc, cảnh giới này được các học giả Trung Quốc thường xuyên nhắc đến và nghiên cứu. Thành quả nghiên cứu thực sự có bước đột phá khi học giả Vương Quốc Duy (1877 - 1927) đã khái quát nội hàm của cảnh giới này. Từ đây, những công trình nghiên cứu về cảnh giới này của Vương Quốc Duy ngày một nhiều. Trong các công trình nghiên cứu của mình, các học giả đã đưa ra hai cách hiểu và giải thích đó là: 1. “Cảnh giới vô ngã” là tác giả không xuất hiện, chỉ có sự vật được miêu tả xuất hiện, vì vậy không thể thấy được tình cảm, tâm trạng của tác giả; 2. “Cảnh giới vô ngã” không phải là không nhìn thấy bóng dáng tác giả, mà tác giả gửi gắm tâm tư tình cảm vào vật, nên về hình thức không thấy tác giả. Bài viết đồng tình với cách hiểu thứ hai, và cho rằng “vô ngã” ở đây không thể hiểu theo nghĩa thuần túy là “vô” là không và “ngã” là tôi (chỉ tác giả). “Vô ngã” chính là tác giả gửi gắm tình cảm vào vật, nhưng ở mức độ rất nhẹ và kín đáo vì vậy đọc lên không gây cảm xúc (vô ngã). Tuy nhiên không vì thế mà cho rằng không thấy tác giả đâu. Qua các câu thơ điển hình về cảnh giới này có thể thấy việc lựa chọn sự vật hoàn toàn có chủ đích, và các sự vật này đều mang những sắc thái tình cảm nhất định, đó chính là tình cảm và tâm trạng thầm kín của tác giả. Vì vậy, tuy không nhìn thấy tác giả xuất hiện nhưng vẫn thấy được tình cảm, tâm trạng của tác giả.
Description: “Cảnh giới vô ngã” xuất hiện từ lâu trong thơ ca Trung Quốc, cảnh giới này được các học giả Trung Quốc thường xuyên nhắc đến và nghiên cứu. Thành quả nghiên cứu thực sự có bước đột phá khi học giả Vương Quốc Duy (1877 - 1927) đã khái quát nội hàm của cảnh giới này. Từ đây, những công trình nghiên cứu về cảnh giới này của Vương Quốc Duy ngày một nhiều. Trong các công trình nghiên cứu của mình, các học giả đã đưa ra hai cách hiểu và giải thích đó là: 1. “Cảnh giới vô ngã” là tác giả không xuất hiện, chỉ có sự vật được miêu tả xuất hiện, vì vậy không thể thấy được tình cảm, tâm trạng của tác giả; 2. “Cảnh giới vô ngã” không phải là không nhìn thấy bóng dáng tác giả, mà tác giả gửi gắm tâm tư tình cảm vào vật, nên về hình thức không thấy tác giả. Bài viết đồng tình với cách hiểu thứ hai, và cho rằng “vô ngã” ở đây không thể hiểu theo nghĩa thuần túy là “vô” là không và “ngã” là tôi (chỉ tác giả). “Vô ngã” chính là tác giả gửi gắm tình cảm vào vật, nhưng ở mức độ rất nhẹ và kín đáo vì vậy đọc lên không gây cảm xúc (vô ngã). Tuy nhiên không vì thế mà cho rằng không thấy tác giả đâu. Qua các câu thơ điển hình về cảnh giới này có thể thấy việc lựa chọn sự vật hoàn toàn có chủ đích, và các sự vật này đều mang những sắc thái tình cảm nhất định, đó chính là tình cảm và tâm trạng thầm kín của tác giả. Vì vậy, tuy không nhìn thấy tác giả xuất hiện nhưng vẫn thấy được tình cảm, tâm trạng của tác giả.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/975
Appears in Collections:Bài báo khoa học ngoài nước

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN NGỌC ANH.2011.pdf177.55 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.