Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1217
Title: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH SỰ BIẾN ĐỔI TRONG PHẦN TỰ NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HÀ NỘI – KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PEER FEEDBACK TRONG GIỜ HỌC THUYẾT TRÌNH KHÔNG CHUẨN BỊ TRƯỚC
Authors: Nguyễn, Song Lan Anh
Keywords: hoạt động peer feedback, giờ học thuyết trình, sự hợp tác,năng lực tự học, tự nhận xét
Issue Date: Apr-2017
Publisher: Nhà Xuất bản ĐHQGHN
Abstract: Nghiên cứu này thực hiện phân tích sự biến đổi trong phần tự nhận xét của sinhviên sau khi tham gia vào hoạt động peer feedback ở 10 giờ học thuyết trình không chuẩn bị trước. Đối tượng tham gia giờ học là sinh viên năm thứ 3, Khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội, trình độ tiếng Nhật trung cấp. Kết quả phân tích định tính, so sánh phần ghi âm cùng văn bản chữ hóa của phần tự nhận xét của 6 sinh viên ở điều tra trước và sau khóa học cho thấy 5 sự biến đổi như sau: (1) Xuất hiện “sự đề xuất phương án sửa lỗi phát ngôn”; (2) Xuất hiện tư duy siêu nhận thức (metacognitive); (3) Xuất hiện “sự đánh giá theo quan điểm đứng về phía người nghe”; (4) Xuất hiện “sự đánh giá có đưa ra ví dụ cụ thể”; (5) Xuất hiện “sự thể hiện động lực học tập”. Kết quả này cho thấy sau khi tham gia hoạt động peer feedback, sinh viên đã chủ động quan sát và có năng lực phân tích bài nói của mình, phát hiện được những nhược điểm trong phát ngôn của bản thân và đưa ra được những biện pháp sửa chữa để cải thiện bài nói của mình. Với việc thực hiện nhiều giờ hoạt động peer feedback, năng lực tự phân tích, đánh giá của sinh viên được nuôi dưỡng, từ đó thúc đẩy năng lực tự học. Với kết quả này, có thể nói nghiên cứu có đóng góp thực tiễn cho lĩnh vực nghiên cứu peer learning (năng lực tự học) và cho việc thúc đẩy chất lượng của việc giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam.
Description: Nghiên cứu này thực hiện phân tích sự biến đổi trong phần tự nhận xét của sinhviên sau khi tham gia vào hoạt động peer feedback ở 10 giờ học thuyết trình không chuẩn bị trước. Đối tượng tham gia giờ học là sinh viên năm thứ 3, Khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội, trình độ tiếng Nhật trung cấp. Kết quả phân tích định tính, so sánh phần ghi âm cùng văn bản chữ hóa của phần tự nhận xét của 6 sinh viên ở điều tra trước và sau khóa học cho thấy 5 sự biến đổi như sau: (1) Xuất hiện “sự đề xuất phương án sửa lỗi phát ngôn”; (2) Xuất hiện tư duy siêu nhận thức (metacognitive); (3) Xuất hiện “sự đánh giá theo quan điểm đứng về phía người nghe”; (4) Xuất hiện “sự đánh giá có đưa ra ví dụ cụ thể”; (5) Xuất hiện “sự thể hiện động lực học tập”. Kết quả này cho thấy sau khi tham gia hoạt động peer feedback, sinh viên đã chủ động quan sát và có năng lực phân tích bài nói của mình, phát hiện được những nhược điểm trong phát ngôn của bản thân và đưa ra được những biện pháp sửa chữa để cải thiện bài nói của mình. Với việc thực hiện nhiều giờ hoạt động peer feedback, năng lực tự phân tích, đánh giá của sinh viên được nuôi dưỡng, từ đó thúc đẩy năng lực tự học. Với kết quả này, có thể nói nghiên cứu có đóng góp thực tiễn cho lĩnh vực nghiên cứu peer learning (năng lực tự học) và cho việc thúc đẩy chất lượng của việc giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1217
ISBN: 978-604-62-8164-1
Appears in Collections:Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
HTQG 2017.pdf199.3 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.