Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/206
Title: Nghiên cứu xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại dành cho đối tượng người học tiếng Hàn trình độ trung cao cấp”
Authors: Trần, Thị Hường
Keywords: Nghiên cứu xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại dành cho đối tượng người học tiếng Hàn trình độ trung cao cấp”
Issue Date: 2015
Abstract: 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Nghiên cứu về giáo dục Tiếng Hàn vì mục đích nghề nghiệp có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu của Lee Min Hye (2003), Jung Myong Sook (2003), Kim Bo Kyung (2003). Nghiên cứu đề xuất các phương án xây dựng giáo trình tiếng Hàn vì mục đích nghề nghiệp có thể kể đến công trình nghiên cứu của Kwan Su Jin (2006), Sim Min Hee (2007). Về nghiên cứu xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại thì có thể kể đến các nghiên cứu sau đây: Lee Young Suk (2007) đã kết hợp việc giáo dục tiếng Hàn với việc giáo dục nghiệp vụ thương mại và đề xuất phương án thiết kế đề cương giảng dạy cho môn học Tiếng Hàn thương mại. Ngoài ra phải kể đến nghiên cứu của Park Ji Won (2005), Hoàng Thị Yến (2008), Kim Ju Hyang (2010) chủ yếu là những công trình thông qua việc phân tích nhu cầu của người học phát triển các khung chương trình giảng dạy và nội dung giảng dạy. Nghiên cứu về xây dựng chương trình đào tạo ở Việt Nam còn có nghiên cứu của nhóm Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Hảo, Đào Ngọc Tiến, Nguyễn Hữu Thật, Ngô Thị Minh Nguyệt (2009), nhóm tác giả đánh giá nhu cầu đào tạo tiếng Hàn thương mại ở các trường đại học khối kinh tế, đề xuất ra lộ trình và giải pháp triển khai đào tạo tiếng Hàn thương mại tại các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vị thế kinh tế và chính trị của Hàn Quốc trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, cùng với sức lan tỏa của văn hóa và ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc, việc giáo dục tiếng Hàn ở Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động hơn. Mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng trở nên mật thiết hơn thì càng cần có những nghiên cứu sâu và hệ thống về lĩnh vực giảng dạy tiếng Hàn Quốc dành cho người Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay môn học Tiếng Hàn thương mại tại các trường đại học đào tạo tiếng Hàn vẫn còn chưa xây dựng một cách hệ thống cũng như chưa có giáo trình Tiếng Hàn thương mại chính thống nào cho các trường đại học Việt Nam mà chủ yếu là các giáo trình giảng dạy về tiếng Hàn kinh doanh hoặc một số giáo trình tập trung giảng dạy về văn bản thương mại, thư tín thương mại… Điều đó gây khó khăn cho sinh viên sau khi ra trường nói riêng và người học tiếng Hàn nói chung trong việc thích ứng với môi trường làm việc. Vì vậy nghiên cứu “Xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại cho người học tiếng Hàn trình độ trung cao cấp” vừa có tính cấp bách vừa có tính ứng dụng cao. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đề xuất ra phương hướng xây dựng một cuốn giáo trình thương mại phục vụ nhu cầu học vì mục đích nghề nghiệp, phù hợp với trình độ của người học. 3. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, khảo sát, thống kê, so sánh đối chiếu…vvv. Báo cáo nghiên cứu của chúng tôi hướng đến đối tượng là người học tiếng Hàn trình độ trung cao cấp, những người mong muốn tìm việc ở các công ty thương mại Hàn Quốc. Đối tượng điều tra bao gồm sinh viên đang học tại một số trường đại học có khoa, bộ môn tiếng Hàn trong cả nước, sinh viên đã tốt nghiệp hiện nay đang đi làm ở các công ty với tư cách là nhân viên sự vụ, giáo viên giảng dạy tiếng Hàn. I. Chương II: Phân tích các chương trình đào tạo, các giáo trình Tiếng Hàn thương mại hiện có tại trường đại học ở Việt Nam và Hàn Quốc 1. Phân tích chương trình đào tạo Tiếng Hàn thương mại tại các trường đại học ở Hàn Quốc và Việt Nam Dựa trên nghiên cứu của Kang Hee Suk (2011) điều tra về tình hình giảng dạy tiếng Hàn vì mục đích học thuật- tập trung vào các trường đại học đào tạo chính quy 4 năm khu vực Kwang Ju-Cheon Nam và nghiên cứu của Park Seok Jun (2008) về tình hình giáo dục tiếng Hàn vì mục đích học thuật- tập trung vào các chương trình dự bị đại học, hiện nay có 4 trường đại học tại Hàn Quốc giảng dạy môn học Tiếng Hàn thương mại là: Trường Đại học Ngoại ngữ Busan, Trường Đại học Han Yang, Trường Đại học Woo Song, và các trường đại học khu vực Kwang Ju- Cheon Nam. Nhìn chung các môn học ở các trường đại học Hàn Quốc có khó khăn chung là chưa có một giáo trình thống nhất, năng lực tiếng Hàn của người học vẫn còn chênh lệch, hạn chế khi tiếp thu kiến thức chuyên ngành. Các trường đại học Việt Nam có giảng dạy môn học “Tiếng Hàn thương mại” là Trường Đại học Huế, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng, ngoài ra còn trường Đại học Hà Nội có môn học “Thư tín thương mại”. Trường Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Đà Lạt và trường Đại học Văn Hiến hiện đang tiến hành giảng dạy môn học tiếng Hàn kinh doanh và giáo trình do giảng viên tự soạn. Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay vẫn chưa có môn học Tiếng Hàn thương mại mà các kiến thức về thương mại được lồng ghép trong 2 môn học là “Tiếng Hàn du lịch khách sạn” và “Tiếng Hàn văn phòng”. Các trường đại học trong nước đều gặp phải khó khăn là chưa có một giáo trình chung, thống nhất, thiếu giáo viên có trình độ chuyên môn, và các kiến thức về thương mại đôi khi được lồng ghép trong các môn học chuyên ngành khác nhau như Tiếng Hàn du lịch khách sạn, Tiếng Hàn văn phòng, Tiếng Hàn kinh doanh, biên phiên dịch nâng cao... 2. Phân tích các giáo trình Tiếng Hàn thương mại hiện đang được giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam Nghiên cứu này của chúng tôi lựa chọn ra bốn cuốn giáo trình đang được tiến hành giảng dạy tại ba trường đại học trong cả nước (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Tiếng Hàn trường Đại học Hà Nội và phân khoa Hàn Quốc học, khoa Châu Á- Thái Bình Dương trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng). Giáo trình được lựa chọn phân tích được trình bày ở bảng sau đây: Tên giáo trình Tác giả Năm phát hành Nhà xuất bản <A> Thư tín thương mại (비즈니스 서식) Lee Kye Sun Năm 2012 Giáo trình lưu hành nội bộ trường Đại học Hà Nội <B> Tiếng Hàn kinh doanh- Business Korean(비즈니스한국어) Hội đồng soạn thảo giáo trình Trung tâm tiếng Hàn Quốc trường Đại học Yonsei 연세 대학교 한국어 학당 교재 편찬 위원회 Năm 2009 Nhà xuất bản trường Đại học Yonsei 연세 대학판부 <C> Hội thoại đàm phán thương mại Hàn – Việt(한-베 무역 상담 회화) Lã Thị Thanh Mai, Trần Thị Hường, Đỗ Thúy Hằng/ Hiệu đính: Kim Dong Hyen Năm 2012 Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội <D> Yesform cùng 200 mẫu công văn Hàn Quốc 예스폼과 함께하는 대한민국 대표 문서 서식 200선 Công ty Yesform-Well Planned (주)예스폼-웰기획지음 Năm 2008 Nhà xuất bản Cyber 사이버출판사 Các giáo trình lựa chọn được so sánh và phân tích về mặt hình thức và nội dung bên trong. Về mặt hình thức, nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá như trang bìa, số trang, độ dày của giáo trình; tài liệu bổ trợ, đĩa CD đi kèm với giáo trình chính... Về nội dung bên trong, nghiên cứu đã tiến hành phân tích so sánh các mặt như cấu trúc toàn thể, cấu trúc đơn nguyên, nội dung giảng dạy (Chủ đề có đa dạng hay không? Có sát với thực tế không?...), nội dung ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, nội dung liên quan đến môn học chuyên ngành...), hoạt động giảng dạy (các kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết và hoạt động tổng hợp). Nhìn chung các giáo trình vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu học thiết thực của người học trình độ trung cao cấp. Đối với sinh viên là đối tượng chưa từng được tiếp xúc với công việc thương mại trên thực tế thì giáo trình là phương tiện duy nhất giúp người học có thể gián tiếp trải nghiệm về thực tế thương mại. Vì thế cần đưa ra các kiến thức cơ bản, tình huống đa dạng, hội thoại gần gũi với thực tế, điều này các giáo trình hầu như vẫn còn thiếu. Các giáo trình hiện đang được sử dụng chưa thể coi là giáo trình hoàn chỉnh cho môn học Tiếng Hàn thương mại, mà chỉ nên sử dụng làm giáo trình bổ trợ cho các môn học chuyên ngành liên quan đến thương mại. Đặc biệt là phần từ vựng chuyên ngành trong các đơn nguyên vẫn chưa được chú trọng, thiếu phần giải thích và các bài tập thực hành. Một cuốn giáo trình hữu ích và thiết thực ngoài việc lựa chọn các chủ đề thương mại thực tế bên cạnh đó còn phải dạy cách viết văn bản thư tín,hồ sơ thương mại liên quan. II. Chương III. Kết quả điều tra nhu cầu của người học 1. Đối tượng và phương pháp điều tra Nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra và thu được 102 phiếu điều tra với 3 đối tượng chính là: sinh viên đang học tiếng Hàn tại các trường đại học trong nước và các trung tâm đào tạo tiếng Hàn, giảng viên dạy tiếng Hàn ở các trường đại học và nhân viên các phòng ban đang làm tại các công ty, doanh nghiệp và cơ quan liên quan đến tiếng Hàn tại Việt Nam. 2. Nội dung và kết quả điều tra Phiếu điều tra của chúng tôi chia thành 3 phần chính: Thông tin cơ bản, các câu hỏi liên quan đến môn học Tiếng Hàn thương mại và các câu hỏi liên quan đến giáo trình và việc xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại. Nội dung cụ thể của phiếu điều tra được tóm tắt như bảng sau đây: Hạng mục điều tra Nội dung điều tra Thông tin cơ bản -Giới tính - (Nếu là sinh viên) Trường/Khoa đang theo học - (Nếu là sinh viên) Năm thứ mấy - (Nếu đã đi làm) Trường/Khoa tốt nghiệp - (Nếu đã đi làm) Vị trí, công việc hiện tại Vấn đề học môn học Tiếng Hàn thương mại -Đã từng học môn học Tiếng Hàn thương mại chưa? -Mục đích học môn học Tiếng Hàn thương mại -Vấn đề của môn học Tiếng Hàn thương mại - Khó khăn khi học viết các mẫu thư tín thương mại Xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại - Kĩ năng cần thiết trong môn học Tiếng Hàn thương mại - Nội dung cần thiết trong môn học Tiếng Hàn thương mại - Nội dung còn thiếu của các giáo trình thương mại hiện có - Nội dung hữu ích cho việc học môn học Tiếng Hàn thương mại - Đánh giá một giáo trình Tiếng Hàn thương mại hay và hữu ích - Đánh giá độ cần thiết và mức độ khó dễ của 14 hạng mục cụ thể của cuốn giáo trình Tiếng Hàn thương mại Sau khi tổng hợp và phân tích thông tin nhận được từ phiếu điều tra của 102 người tham gia, nghiên cứu đưa ra đánh giá chung về nhu cầu học môn học Tiếng Hàn thương mại và yêu cầu về việc xây dựng giáo trình của người học như sau: 1) Về môn học Tiếng Hàn thương mại: ①. Mục đích học môn học Tiếng Hàn thương mại chủ yếu là muốn tìm việc ở các công ty thương mại hoặc các công việc liên quan đến thương mại, mong muốn môn học này cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết phục vụ cho công việc. ②. Khó khăn lớn nhất của người học gặp phải khi học viết các mẫu thư tín thương mại là do thiếu kiến thức liên quan đến thư tín thương mại, văn bản thương mại và thiếu vốn từ vựng cần thiết để đọc hiểu. ③. Vấn đề lớn nhất mà môn học Tiếng Hàn thương mại gặp phải là thiếu giáo trình và sách tham khảo có nội dung thực tế, thiết thực. 2) Về việc xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại: ①. Nội dung cần thiết cho môn học Tiếng Hàn thương mại là cách thức viết thư tín thương mại, mẫu giấy tờ, công văn, hồ sơ, văn bản thương mại, cách thức phỏng vấn khi xin việc vào các công ty thương mại Hàn Quốc và hội thoại đàm phán thương mại, giải thích thuật ngữ chuyên ngành. ②. Kĩ năng cần thiết khi xây dựng giáo trình là từ vựng, ngữ pháp,hội thoại và kĩ năng viết. ③. Nội dung còn thiếu của các giáo trình Tiếng Hàn thương mại hiện có là các bài tập thực hành đánh giá mức độ hiểu bài,và giải thích từ chuyên ngành thương mại. ④. Một cuốn giáo trình được coi là hay và hữu ích với người học là một cuốn giáo trình có nội dung hội thoại gần gũi với thực tế, có thể ứng dụng khi tham gia các công việc ở công ty, có tài liệu giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp hoặc các tình huống thương mại. ⑤. Bên cạnh đó giáo trình Tiếng Hàn thương mại nên có phần giải thích thuật ngữ bằng tiếng Việt và đĩa CD để bổ trợ cho việc học nghe và hội thoại. IV. Chương IV. Phương hướng xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại 1. Căn cứ biên soạn Tham khảo lý luận Kim Ju Hyang và căn cứ vào cơ sở lý luận biên soạn giáo trình của Park Young Soon và kết quả điều tra, nghiên cứu tổng kết thành tám nguyên lý cơ bản khi xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại như sau: Thứ nhất, biên soạn giáo trình dành cho người Việt Nam học tiếng Hàn trình độ trung cao cấp. Thứ hai, thời điểm thích hợp để giảng dạy là năm thứ 3 hoặc năm thứ 4, có thể điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện về bố trí cán bộ giảng dạy. Thứ ba, số đơn nguyên là 16, trong đó 14 đơn nguyên có nội dung cung cấp kiến thức, 2 đơn nguyên ôn tập. Thứ tư, biên soạn giáo trình bằng tiếng Hàn Quốc, có giải thích các thuật ngữ khó bằng tiếng Việt. Thứ năm, cần soạn thảo sách bài tập thực hành đánh giá mức độ hiểu bài của người học, cũng như giúp người học ôn luyện lại các kiến thức đã được cung cấp trong giáo trình chính. Thứ sáu, cần kết hợp giảng dạy các hạng mục liên quan với 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết một cách nhuần nhuyễn. Thứ bảy, cần bao gồm các phép tắc thương mại và các chủ đề đa dạng, thực tiễn, có các bài hội thoại đàm phán, các tình huống thương mại thực tế. Thứ tám, cần có đĩa CD đi kèm với các bài hội thoại như vậy có thể hỗ trợ cho giáo viên người Việt trong quá trình giảng dạy cũng như nâng cao khả năng tự học của người học.
Description: 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Nghiên cứu về giáo dục Tiếng Hàn vì mục đích nghề nghiệp có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu của Lee Min Hye (2003), Jung Myong Sook (2003), Kim Bo Kyung (2003). Nghiên cứu đề xuất các phương án xây dựng giáo trình tiếng Hàn vì mục đích nghề nghiệp có thể kể đến công trình nghiên cứu của Kwan Su Jin (2006), Sim Min Hee (2007). Về nghiên cứu xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại thì có thể kể đến các nghiên cứu sau đây: Lee Young Suk (2007) đã kết hợp việc giáo dục tiếng Hàn với việc giáo dục nghiệp vụ thương mại và đề xuất phương án thiết kế đề cương giảng dạy cho môn học Tiếng Hàn thương mại. Ngoài ra phải kể đến nghiên cứu của Park Ji Won (2005), Hoàng Thị Yến (2008), Kim Ju Hyang (2010) chủ yếu là những công trình thông qua việc phân tích nhu cầu của người học phát triển các khung chương trình giảng dạy và nội dung giảng dạy. Nghiên cứu về xây dựng chương trình đào tạo ở Việt Nam còn có nghiên cứu của nhóm Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Hảo, Đào Ngọc Tiến, Nguyễn Hữu Thật, Ngô Thị Minh Nguyệt (2009), nhóm tác giả đánh giá nhu cầu đào tạo tiếng Hàn thương mại ở các trường đại học khối kinh tế, đề xuất ra lộ trình và giải pháp triển khai đào tạo tiếng Hàn thương mại tại các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vị thế kinh tế và chính trị của Hàn Quốc trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, cùng với sức lan tỏa của văn hóa và ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc, việc giáo dục tiếng Hàn ở Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động hơn. Mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng trở nên mật thiết hơn thì càng cần có những nghiên cứu sâu và hệ thống về lĩnh vực giảng dạy tiếng Hàn Quốc dành cho người Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay môn học Tiếng Hàn thương mại tại các trường đại học đào tạo tiếng Hàn vẫn còn chưa xây dựng một cách hệ thống cũng như chưa có giáo trình Tiếng Hàn thương mại chính thống nào cho các trường đại học Việt Nam mà chủ yếu là các giáo trình giảng dạy về tiếng Hàn kinh doanh hoặc một số giáo trình tập trung giảng dạy về văn bản thương mại, thư tín thương mại… Điều đó gây khó khăn cho sinh viên sau khi ra trường nói riêng và người học tiếng Hàn nói chung trong việc thích ứng với môi trường làm việc. Vì vậy nghiên cứu “Xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại cho người học tiếng Hàn trình độ trung cao cấp” vừa có tính cấp bách vừa có tính ứng dụng cao. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đề xuất ra phương hướng xây dựng một cuốn giáo trình thương mại phục vụ nhu cầu học vì mục đích nghề nghiệp, phù hợp với trình độ của người học. 3. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, khảo sát, thống kê, so sánh đối chiếu…vvv. Báo cáo nghiên cứu của chúng tôi hướng đến đối tượng là người học tiếng Hàn trình độ trung cao cấp, những người mong muốn tìm việc ở các công ty thương mại Hàn Quốc. Đối tượng điều tra bao gồm sinh viên đang học tại một số trường đại học có khoa, bộ môn tiếng Hàn trong cả nước, sinh viên đã tốt nghiệp hiện nay đang đi làm ở các công ty với tư cách là nhân viên sự vụ, giáo viên giảng dạy tiếng Hàn. I. Chương II: Phân tích các chương trình đào tạo, các giáo trình Tiếng Hàn thương mại hiện có tại trường đại học ở Việt Nam và Hàn Quốc 1. Phân tích chương trình đào tạo Tiếng Hàn thương mại tại các trường đại học ở Hàn Quốc và Việt Nam Dựa trên nghiên cứu của Kang Hee Suk (2011) điều tra về tình hình giảng dạy tiếng Hàn vì mục đích học thuật- tập trung vào các trường đại học đào tạo chính quy 4 năm khu vực Kwang Ju-Cheon Nam và nghiên cứu của Park Seok Jun (2008) về tình hình giáo dục tiếng Hàn vì mục đích học thuật- tập trung vào các chương trình dự bị đại học, hiện nay có 4 trường đại học tại Hàn Quốc giảng dạy môn học Tiếng Hàn thương mại là: Trường Đại học Ngoại ngữ Busan, Trường Đại học Han Yang, Trường Đại học Woo Song, và các trường đại học khu vực Kwang Ju- Cheon Nam. Nhìn chung các môn học ở các trường đại học Hàn Quốc có khó khăn chung là chưa có một giáo trình thống nhất, năng lực tiếng Hàn của người học vẫn còn chênh lệch, hạn chế khi tiếp thu kiến thức chuyên ngành. Các trường đại học Việt Nam có giảng dạy môn học “Tiếng Hàn thương mại” là Trường Đại học Huế, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng, ngoài ra còn trường Đại học Hà Nội có môn học “Thư tín thương mại”. Trường Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Đà Lạt và trường Đại học Văn Hiến hiện đang tiến hành giảng dạy môn học tiếng Hàn kinh doanh và giáo trình do giảng viên tự soạn. Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay vẫn chưa có môn học Tiếng Hàn thương mại mà các kiến thức về thương mại được lồng ghép trong 2 môn học là “Tiếng Hàn du lịch khách sạn” và “Tiếng Hàn văn phòng”. Các trường đại học trong nước đều gặp phải khó khăn là chưa có một giáo trình chung, thống nhất, thiếu giáo viên có trình độ chuyên môn, và các kiến thức về thương mại đôi khi được lồng ghép trong các môn học chuyên ngành khác nhau như Tiếng Hàn du lịch khách sạn, Tiếng Hàn văn phòng, Tiếng Hàn kinh doanh, biên phiên dịch nâng cao... 2. Phân tích các giáo trình Tiếng Hàn thương mại hiện đang được giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam Nghiên cứu này của chúng tôi lựa chọn ra bốn cuốn giáo trình đang được tiến hành giảng dạy tại ba trường đại học trong cả nước (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Tiếng Hàn trường Đại học Hà Nội và phân khoa Hàn Quốc học, khoa Châu Á- Thái Bình Dương trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng). Giáo trình được lựa chọn phân tích được trình bày ở bảng sau đây: Tên giáo trình Tác giả Năm phát hành Nhà xuất bản <A> Thư tín thương mại (비즈니스 서식) Lee Kye Sun Năm 2012 Giáo trình lưu hành nội bộ trường Đại học Hà Nội <B> Tiếng Hàn kinh doanh- Business Korean(비즈니스한국어) Hội đồng soạn thảo giáo trình Trung tâm tiếng Hàn Quốc trường Đại học Yonsei 연세 대학교 한국어 학당 교재 편찬 위원회 Năm 2009 Nhà xuất bản trường Đại học Yonsei 연세 대학판부 <C> Hội thoại đàm phán thương mại Hàn – Việt(한-베 무역 상담 회화) Lã Thị Thanh Mai, Trần Thị Hường, Đỗ Thúy Hằng/ Hiệu đính: Kim Dong Hyen Năm 2012 Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội <D> Yesform cùng 200 mẫu công văn Hàn Quốc 예스폼과 함께하는 대한민국 대표 문서 서식 200선 Công ty Yesform-Well Planned (주)예스폼-웰기획지음 Năm 2008 Nhà xuất bản Cyber 사이버출판사 Các giáo trình lựa chọn được so sánh và phân tích về mặt hình thức và nội dung bên trong. Về mặt hình thức, nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá như trang bìa, số trang, độ dày của giáo trình; tài liệu bổ trợ, đĩa CD đi kèm với giáo trình chính... Về nội dung bên trong, nghiên cứu đã tiến hành phân tích so sánh các mặt như cấu trúc toàn thể, cấu trúc đơn nguyên, nội dung giảng dạy (Chủ đề có đa dạng hay không? Có sát với thực tế không?...), nội dung ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, nội dung liên quan đến môn học chuyên ngành...), hoạt động giảng dạy (các kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết và hoạt động tổng hợp). Nhìn chung các giáo trình vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu học thiết thực của người học trình độ trung cao cấp. Đối với sinh viên là đối tượng chưa từng được tiếp xúc với công việc thương mại trên thực tế thì giáo trình là phương tiện duy nhất giúp người học có thể gián tiếp trải nghiệm về thực tế thương mại. Vì thế cần đưa ra các kiến thức cơ bản, tình huống đa dạng, hội thoại gần gũi với thực tế, điều này các giáo trình hầu như vẫn còn thiếu. Các giáo trình hiện đang được sử dụng chưa thể coi là giáo trình hoàn chỉnh cho môn học Tiếng Hàn thương mại, mà chỉ nên sử dụng làm giáo trình bổ trợ cho các môn học chuyên ngành liên quan đến thương mại. Đặc biệt là phần từ vựng chuyên ngành trong các đơn nguyên vẫn chưa được chú trọng, thiếu phần giải thích và các bài tập thực hành. Một cuốn giáo trình hữu ích và thiết thực ngoài việc lựa chọn các chủ đề thương mại thực tế bên cạnh đó còn phải dạy cách viết văn bản thư tín,hồ sơ thương mại liên quan. II. Chương III. Kết quả điều tra nhu cầu của người học 1. Đối tượng và phương pháp điều tra Nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra và thu được 102 phiếu điều tra với 3 đối tượng chính là: sinh viên đang học tiếng Hàn tại các trường đại học trong nước và các trung tâm đào tạo tiếng Hàn, giảng viên dạy tiếng Hàn ở các trường đại học và nhân viên các phòng ban đang làm tại các công ty, doanh nghiệp và cơ quan liên quan đến tiếng Hàn tại Việt Nam. 2. Nội dung và kết quả điều tra Phiếu điều tra của chúng tôi chia thành 3 phần chính: Thông tin cơ bản, các câu hỏi liên quan đến môn học Tiếng Hàn thương mại và các câu hỏi liên quan đến giáo trình và việc xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại. Nội dung cụ thể của phiếu điều tra được tóm tắt như bảng sau đây: Hạng mục điều tra Nội dung điều tra Thông tin cơ bản -Giới tính - (Nếu là sinh viên) Trường/Khoa đang theo học - (Nếu là sinh viên) Năm thứ mấy - (Nếu đã đi làm) Trường/Khoa tốt nghiệp - (Nếu đã đi làm) Vị trí, công việc hiện tại Vấn đề học môn học Tiếng Hàn thương mại -Đã từng học môn học Tiếng Hàn thương mại chưa? -Mục đích học môn học Tiếng Hàn thương mại -Vấn đề của môn học Tiếng Hàn thương mại - Khó khăn khi học viết các mẫu thư tín thương mại Xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại - Kĩ năng cần thiết trong môn học Tiếng Hàn thương mại - Nội dung cần thiết trong môn học Tiếng Hàn thương mại - Nội dung còn thiếu của các giáo trình thương mại hiện có - Nội dung hữu ích cho việc học môn học Tiếng Hàn thương mại - Đánh giá một giáo trình Tiếng Hàn thương mại hay và hữu ích - Đánh giá độ cần thiết và mức độ khó dễ của 14 hạng mục cụ thể của cuốn giáo trình Tiếng Hàn thương mại Sau khi tổng hợp và phân tích thông tin nhận được từ phiếu điều tra của 102 người tham gia, nghiên cứu đưa ra đánh giá chung về nhu cầu học môn học Tiếng Hàn thương mại và yêu cầu về việc xây dựng giáo trình của người học như sau: 1) Về môn học Tiếng Hàn thương mại: ①. Mục đích học môn học Tiếng Hàn thương mại chủ yếu là muốn tìm việc ở các công ty thương mại hoặc các công việc liên quan đến thương mại, mong muốn môn học này cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết phục vụ cho công việc. ②. Khó khăn lớn nhất của người học gặp phải khi học viết các mẫu thư tín thương mại là do thiếu kiến thức liên quan đến thư tín thương mại, văn bản thương mại và thiếu vốn từ vựng cần thiết để đọc hiểu. ③. Vấn đề lớn nhất mà môn học Tiếng Hàn thương mại gặp phải là thiếu giáo trình và sách tham khảo có nội dung thực tế, thiết thực. 2) Về việc xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại: ①. Nội dung cần thiết cho môn học Tiếng Hàn thương mại là cách thức viết thư tín thương mại, mẫu giấy tờ, công văn, hồ sơ, văn bản thương mại, cách thức phỏng vấn khi xin việc vào các công ty thương mại Hàn Quốc và hội thoại đàm phán thương mại, giải thích thuật ngữ chuyên ngành. ②. Kĩ năng cần thiết khi xây dựng giáo trình là từ vựng, ngữ pháp,hội thoại và kĩ năng viết. ③. Nội dung còn thiếu của các giáo trình Tiếng Hàn thương mại hiện có là các bài tập thực hành đánh giá mức độ hiểu bài,và giải thích từ chuyên ngành thương mại. ④. Một cuốn giáo trình được coi là hay và hữu ích với người học là một cuốn giáo trình có nội dung hội thoại gần gũi với thực tế, có thể ứng dụng khi tham gia các công việc ở công ty, có tài liệu giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp hoặc các tình huống thương mại. ⑤. Bên cạnh đó giáo trình Tiếng Hàn thương mại nên có phần giải thích thuật ngữ bằng tiếng Việt và đĩa CD để bổ trợ cho việc học nghe và hội thoại. IV. Chương IV. Phương hướng xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại 1. Căn cứ biên soạn Tham khảo lý luận Kim Ju Hyang và căn cứ vào cơ sở lý luận biên soạn giáo trình của Park Young Soon và kết quả điều tra, nghiên cứu tổng kết thành tám nguyên lý cơ bản khi xây dựng giáo trình Tiếng Hàn thương mại như sau: Thứ nhất, biên soạn giáo trình dành cho người Việt Nam học tiếng Hàn trình độ trung cao cấp. Thứ hai, thời điểm thích hợp để giảng dạy là năm thứ 3 hoặc năm thứ 4, có thể điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện về bố trí cán bộ giảng dạy. Thứ ba, số đơn nguyên là 16, trong đó 14 đơn nguyên có nội dung cung cấp kiến thức, 2 đơn nguyên ôn tập. Thứ tư, biên soạn giáo trình bằng tiếng Hàn Quốc, có giải thích các thuật ngữ khó bằng tiếng Việt. Thứ năm, cần soạn thảo sách bài tập thực hành đánh giá mức độ hiểu bài của người học, cũng như giúp người học ôn luyện lại các kiến thức đã được cung cấp trong giáo trình chính. Thứ sáu, cần kết hợp giảng dạy các hạng mục liên quan với 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết một cách nhuần nhuyễn. Thứ bảy, cần bao gồm các phép tắc thương mại và các chủ đề đa dạng, thực tiễn, có các bài hội thoại đàm phán, các tình huống thương mại thực tế. Thứ tám, cần có đĩa CD đi kèm với các bài hội thoại như vậy có thể hỗ trợ cho giáo viên người Việt trong quá trình giảng dạy cũng như nâng cao khả năng tự học của người học.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/206
Appears in Collections:Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.13.11.pdf424.04 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.