Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/318
Title: NGHIÊN CỨU GIAO VĂN HÓA VIỆT – MỸ VỀ HÀNH ĐỘNG KHÍCH LỆ
Authors: Lại, Thị Thanh Vân
Keywords: NGHIÊN CỨU GIAO VĂN HÓA VIỆT – MỸ VỀ HÀNH ĐỘNG KHÍCH LỆ
Issue Date: 2013
Abstract: Đây là một nghiên cứu dụng học giao văn hóa về hành động ngôn từ khích lệ được thực hiện bởi người Việt bản ngữ và người Mỹ bản ngữ. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu về cách mà người Việt và người Mỹ bản ngữ thực hiện hành động ngôn từ khích lệ. Cụ thể, nghiên cứu hướng tới việc trả lời ba câu hỏi: (1) người Việt bản ngữ thực hiện hành động ngôn từ khích lệ như thế nào dưới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội trong một số tình huống cụ thể, (2) người Mỹ bản ngữ thực hiện hành động ngôn từ khích lệ như thế nào dưới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội trong một số tình huống cụ thể, và (3) có những tương đồng và khác biệt nào giữa người Việt bản ngữ và người Mỹ bản ngữ trong cách họ thực hiện hành động ngôn từ khích lệ dưới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội trong một số tình huống cụ thể được nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu trên, đầu tiên tác giả sử dụng phiếu câu hỏi siêu dụng học MPQ với 18 tình huống để khảo sát chọn ra sáu tình huống có tính hiệu lực và tin cậy cao nhất. Sáu tình huống này vốn được gắn với các tập hợp biến xã hội khác nhau, bao gồm hai biến là P (quyền lực quan hệ giữa hai đối tác giao tiếp) và D (khoảng cách xã hội giữa hai đối tác giao tiếp). Sáu tình huống được lựa chọn này chính là nội dung chính của phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT, ở đó 30 nghiệm thể là người Việt bản ngữ và 30 nghiệm thể là người Mỹ bản ngữ được yêu cầu viết ra những lời khích lệ mà họ sẽ nói trong mỗi tình huống. Sau đó, tác giả phân loại các phát ngôn thu thập được thành chín chiến lược khích lệ. Ở bước tiếp theo, tác giả tiến hành phân tích số lượng chiến lược và tần suất xuất hiện của các chiến lược ở sáu tình huống được nghiên cứu nhằm tìm ra những tác động của hai yếu tố P và D cũng như tìm ra những tương đồng, khác biệt giữa hai nhóm nghiệm thể trong việc sử dụng các chiến lược khích lệ. Quá trình phân tích số liệu được thực hiện dưới sự trợ giúp của phần mềm Exel và SPSS. Kết quả phân tích cho thấy các nghiệm thể Việt và Mỹ có khá nhiều điểm tương đồng trong việc sử dụng các chiến lược khích lệ. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những khác biệt nhất định giữa hai nhóm nghiệm thể khi đưa ra lời khích lệ trong các tình huống được nghiên cứu. Ngoài ra, hai biến xã hội là P (quyền lực quan hệ) và D (khoảng cách xã hội giữa hai đối tượng giao tiếp) tỏ ra có ảnh hưởng tương đối rõ ràng tới sự lựa chọn chiến lược cũng như tần suất sử dụng các chiến lược khích lệ của người Việt và người Mỹ bản ngữ. Tác giả hy vọng nghiên cứu này có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về ngữ dụng học giao văn hóa, các giáo viên và học viên tiếng Anh tại Việt Nam, các học viên tiếng Việt người Mỹ cũng như những người Việt Nam thường xuyên thực hiện giao tiếp giao văn hóa Việt – Mỹ.
Description: Đây là một nghiên cứu dụng học giao văn hóa về hành động ngôn từ khích lệ được thực hiện bởi người Việt bản ngữ và người Mỹ bản ngữ. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu về cách mà người Việt và người Mỹ bản ngữ thực hiện hành động ngôn từ khích lệ. Cụ thể, nghiên cứu hướng tới việc trả lời ba câu hỏi: (1) người Việt bản ngữ thực hiện hành động ngôn từ khích lệ như thế nào dưới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội trong một số tình huống cụ thể, (2) người Mỹ bản ngữ thực hiện hành động ngôn từ khích lệ như thế nào dưới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội trong một số tình huống cụ thể, và (3) có những tương đồng và khác biệt nào giữa người Việt bản ngữ và người Mỹ bản ngữ trong cách họ thực hiện hành động ngôn từ khích lệ dưới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội trong một số tình huống cụ thể được nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu trên, đầu tiên tác giả sử dụng phiếu câu hỏi siêu dụng học MPQ với 18 tình huống để khảo sát chọn ra sáu tình huống có tính hiệu lực và tin cậy cao nhất. Sáu tình huống này vốn được gắn với các tập hợp biến xã hội khác nhau, bao gồm hai biến là P (quyền lực quan hệ giữa hai đối tác giao tiếp) và D (khoảng cách xã hội giữa hai đối tác giao tiếp). Sáu tình huống được lựa chọn này chính là nội dung chính của phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT, ở đó 30 nghiệm thể là người Việt bản ngữ và 30 nghiệm thể là người Mỹ bản ngữ được yêu cầu viết ra những lời khích lệ mà họ sẽ nói trong mỗi tình huống. Sau đó, tác giả phân loại các phát ngôn thu thập được thành chín chiến lược khích lệ. Ở bước tiếp theo, tác giả tiến hành phân tích số lượng chiến lược và tần suất xuất hiện của các chiến lược ở sáu tình huống được nghiên cứu nhằm tìm ra những tác động của hai yếu tố P và D cũng như tìm ra những tương đồng, khác biệt giữa hai nhóm nghiệm thể trong việc sử dụng các chiến lược khích lệ. Quá trình phân tích số liệu được thực hiện dưới sự trợ giúp của phần mềm Exel và SPSS. Kết quả phân tích cho thấy các nghiệm thể Việt và Mỹ có khá nhiều điểm tương đồng trong việc sử dụng các chiến lược khích lệ. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những khác biệt nhất định giữa hai nhóm nghiệm thể khi đưa ra lời khích lệ trong các tình huống được nghiên cứu. Ngoài ra, hai biến xã hội là P (quyền lực quan hệ) và D (khoảng cách xã hội giữa hai đối tượng giao tiếp) tỏ ra có ảnh hưởng tương đối rõ ràng tới sự lựa chọn chiến lược cũng như tần suất sử dụng các chiến lược khích lệ của người Việt và người Mỹ bản ngữ. Tác giả hy vọng nghiên cứu này có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về ngữ dụng học giao văn hóa, các giáo viên và học viên tiếng Anh tại Việt Nam, các học viên tiếng Việt người Mỹ cũng như những người Việt Nam thường xuyên thực hiện giao tiếp giao văn hóa Việt – Mỹ.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/318
Appears in Collections:Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.11.10.pdf127.04 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.