Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/342
Title: NGHIÊN CỨU VỀ BỔ NGỮ CHỈ HOÀN THÀNH KẾT THÚC TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG HÁN CHO HỌC SINH VIỆT NAM
Authors: Vũ, Thị Hà
Keywords: NGHIÊN CỨU VỀ BỔ NGỮ CHỈ HOÀN THÀNH KẾT THÚC TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG HÁN CHO HỌC SINH VIỆT NAM
Issue Date: 2014
Abstract: 1. Tính cấp thiết của đề tài Bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc là thành phần câu có tần suất sử dụng rất cao trong tiếng Hán hiện đại, đối với cả văn nói và văn viết. Số lượng từ ngữ có thể làm bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc tương đối phong phú. Quy tắc sử dụng từ ngữ làm bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc được hình thành dựa trên sự phân công tương đối phức tạp về ngữ nghĩa và ngữ dụng. Khi ở vị trí bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc, nghĩa của nhiều từ biến đổi khác với nghĩa gốc, mặt khác lại có sự giao thoa về ngữ nghĩa giữa các từ khác nhau khi làm bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc. Tuy nhiên chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu sâu và toàn diện về hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc, chúng tôi phát hiện thấy mặc dù đã được học toàn bộ kiến thức cơ bản, bao gồm kiến thức về bổ ngữ ở năm thứ nhất, đồng thời đã có một thời gian luyện tập, thực hành, song nhiều sinh viên còn mắc lỗi khi sử dụng bổ ngữ chỉ hoàn thành trong tiếng Hán. Vì vậy chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc là cần thiết. Đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn hoặc có những khám phá mới về đặc điểm của tiếng Hán hiện đại, góp phần hoàn thiện công tác nghiên cứu tiếng Hán bản thể; đồng thời trên cơ sở đó, kết hợp với việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình vận dụng loại bổ ngữ này của sinh viên, có thể góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Hán cho học sinh Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài là: (1) Tìm hiểu rõ đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại; (2) Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa các ba loại bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc điển hình, có sự giao thoa trong sử dụng thực tế là “好”, “完” và “成”; (3)Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu nêu trên, kết hợp kết quả khảo sát về tình hình học tập tiếng Hán của sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Hán cho học sinh Việt Nam. Nhiệm vụ của đề tài được xác định như sau: (1) Tổng hợp các thành quả nghiên cứu bản thể về bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại; (2) Tiến hành phân tích nghiên cứu đặc điểm của hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán một cách toàn diện trên các bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng; (3) Khảo sát tình hình học tập và vận dụng bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán của sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, kết hợp với kết quả nghiên cứu bản thể, đưa ra các đối sách giảng dạy tương ứng. 3. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận ba bình diện ngữ pháp, lý luận đối chiếu ngôn ngữ, lý luận giảng dạy tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ, sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như: miêu tả, thống kê, khảo sát... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại.. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Đề tài là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, khảo sát một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về thán từ tiếng Hán trên bình diện ngữ pháp – ngữ nghĩa, đồng thời chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt trên bình diện này, góp phần vào việc nghiên cứu thán từ nói riêng và nghiên cứu từ loại nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ. Hiểu thấu đáo các đặc điểm về ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán có thể góp phần giúp cho người dạy cũng như người học tự tin hơn khi vận dụng thán từ, tránh được một số sai sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại ngữ. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và bối cảnh nghiên cứu của đề tài - Chương 2: Đặc điểm của thành phần bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại - Chương 3: Khảo sát tình hình học tập bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc và ứng dụng trong giảng dạy
Description: 1. Tính cấp thiết của đề tài Bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc là thành phần câu có tần suất sử dụng rất cao trong tiếng Hán hiện đại, đối với cả văn nói và văn viết. Số lượng từ ngữ có thể làm bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc tương đối phong phú. Quy tắc sử dụng từ ngữ làm bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc được hình thành dựa trên sự phân công tương đối phức tạp về ngữ nghĩa và ngữ dụng. Khi ở vị trí bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc, nghĩa của nhiều từ biến đổi khác với nghĩa gốc, mặt khác lại có sự giao thoa về ngữ nghĩa giữa các từ khác nhau khi làm bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc. Tuy nhiên chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu sâu và toàn diện về hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc, chúng tôi phát hiện thấy mặc dù đã được học toàn bộ kiến thức cơ bản, bao gồm kiến thức về bổ ngữ ở năm thứ nhất, đồng thời đã có một thời gian luyện tập, thực hành, song nhiều sinh viên còn mắc lỗi khi sử dụng bổ ngữ chỉ hoàn thành trong tiếng Hán. Vì vậy chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc là cần thiết. Đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn hoặc có những khám phá mới về đặc điểm của tiếng Hán hiện đại, góp phần hoàn thiện công tác nghiên cứu tiếng Hán bản thể; đồng thời trên cơ sở đó, kết hợp với việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình vận dụng loại bổ ngữ này của sinh viên, có thể góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Hán cho học sinh Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài là: (1) Tìm hiểu rõ đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại; (2) Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa các ba loại bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc điển hình, có sự giao thoa trong sử dụng thực tế là “好”, “完” và “成”; (3)Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu nêu trên, kết hợp kết quả khảo sát về tình hình học tập tiếng Hán của sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Hán cho học sinh Việt Nam. Nhiệm vụ của đề tài được xác định như sau: (1) Tổng hợp các thành quả nghiên cứu bản thể về bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại; (2) Tiến hành phân tích nghiên cứu đặc điểm của hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán một cách toàn diện trên các bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng; (3) Khảo sát tình hình học tập và vận dụng bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán của sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, kết hợp với kết quả nghiên cứu bản thể, đưa ra các đối sách giảng dạy tương ứng. 3. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận ba bình diện ngữ pháp, lý luận đối chiếu ngôn ngữ, lý luận giảng dạy tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ, sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như: miêu tả, thống kê, khảo sát... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại.. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Đề tài là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, khảo sát một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về thán từ tiếng Hán trên bình diện ngữ pháp – ngữ nghĩa, đồng thời chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt trên bình diện này, góp phần vào việc nghiên cứu thán từ nói riêng và nghiên cứu từ loại nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ. Hiểu thấu đáo các đặc điểm về ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán có thể góp phần giúp cho người dạy cũng như người học tự tin hơn khi vận dụng thán từ, tránh được một số sai sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại ngữ. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và bối cảnh nghiên cứu của đề tài - Chương 2: Đặc điểm của thành phần bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc trong tiếng Hán hiện đại - Chương 3: Khảo sát tình hình học tập bổ ngữ chỉ hoàn thành kết thúc và ứng dụng trong giảng dạy
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/342
Appears in Collections:Đề tài cấp trường
Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.12.12.pdf205.03 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.