Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/343
Title: NGHIÊN CỨU VỀ BỔ NGỮ CHỈ HOÀN THÀNH KẾT THÚC TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG HÁN CHO HỌC SINH VIỆT NAM
Authors: Nguyễn, Thị Minh
Keywords: NGHIÊN CỨU VỀ BỔ NGỮ CHỈ HOÀN THÀNH KẾT THÚC TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG HÁN CHO HỌC SINH VIỆT NAM
Issue Date: 2014
Abstract: 1 Lí do chọn đề tài Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Sau này Bác cũng nhiều lần nhắc nhở: "Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng" và dặn rằng: "Tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta" đồng thời chỉ rõ "Có những chữ ta không sẵn có và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài". Tổng biên tập “Tạp chí Địa chất” trong bài “Gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” đã kêu gọi mọi người “Hãy tránh viết giọng văn dịch”, “Hãy quan tâm tới văn phạm”, “Hãy cố gắng dùng tiếng Việt trong những trường hợp có thể” . Ngoài ra, còn rất nhiều người nói tiếng Việt, dạy tiếng Việt, làm công việc liên quan nhiều đến tiếng Việt và tâm huyết với tiếng Việt cũng trăn trở về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đó là vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, còn trong quá trình giảng dạy dịch, chúng tôi luôn yêu cầu và nhắc nhở sinh viên thoát li bản gốc, diễn đạt theo văn phạm tiếng Việt…Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện, đa số sinh viên vẫn bị ảnh hưởng cách dùng từ và cấu trúc câu của tiếng Hán. Không chỉ sinh viên mắc phải những lỗi trên, giáo viên nhiều khi cũng gặp những khó khăn trong quá trình dịch. Trong thực tế dịch thuật và tham khảo, chúng tôi phát hiện, ngay cả những bản dịch quan trọng được phổ biến rộng rãi cũng có những tồn tại nhất định. Trong khi đó, chúng tôi không tìm thấy đánh giá nhận xét nào về vấn đề dịch văn bản chính luận. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “nghiên cứu dịch thuật văn bản chính luận Trung Việt” 0.2. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu 0.2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Các văn bản chính luận Trung Việt 0.2.2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu những điểm mạnh và tồn tại trong các bản dịch văn bản chính luận Trung Việt. - Khái quát những phương pháp, kĩ xảo trong dịch văn bản chính luận. - Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu nêu trên, đưa ra những kiến nghị trong dạy dịch nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn dịch nói chung và tiếng Hán nói riêng cho học sinh Việt Nam. 0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các nghiên cứu về văn bản chính luận và đánh giá phê bình dịch thuật - Tiến hành phân tích những điểm mạnh và điểm còn tồn tại trong một số văn bản chính luận Trung Việt tiêu biểu từ góc độ tiếp cận từ và câu. - Khái quát về phương pháp dịch văn bản chính luận và dạy dịch văn bản chính luận. 0.4. Phương pháp nghiên cứu 1) Lí luận cơ sở: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận dịch, lý luận đối chiếu ngôn ngữ, lý luận giảng dạy tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ. 2) Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính: Phân tích, miêu tả, so sánh, thống kê, quy nạp tổng hợp. 3) Ngữ liệu nghiên cứu: Ngữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn, báo mạng và các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài... 0.5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận - Chương 2: Nghiên cứu đánh giá bản dịch chính luận Trung Việt. - Chương 3: Phương pháp dịch văn bản chính luận Trung Việt và kiến nghị trong giảng dạy dịch.
Description: 1 Lí do chọn đề tài Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Sau này Bác cũng nhiều lần nhắc nhở: "Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng" và dặn rằng: "Tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta" đồng thời chỉ rõ "Có những chữ ta không sẵn có và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài". Tổng biên tập “Tạp chí Địa chất” trong bài “Gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” đã kêu gọi mọi người “Hãy tránh viết giọng văn dịch”, “Hãy quan tâm tới văn phạm”, “Hãy cố gắng dùng tiếng Việt trong những trường hợp có thể” . Ngoài ra, còn rất nhiều người nói tiếng Việt, dạy tiếng Việt, làm công việc liên quan nhiều đến tiếng Việt và tâm huyết với tiếng Việt cũng trăn trở về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đó là vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, còn trong quá trình giảng dạy dịch, chúng tôi luôn yêu cầu và nhắc nhở sinh viên thoát li bản gốc, diễn đạt theo văn phạm tiếng Việt…Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện, đa số sinh viên vẫn bị ảnh hưởng cách dùng từ và cấu trúc câu của tiếng Hán. Không chỉ sinh viên mắc phải những lỗi trên, giáo viên nhiều khi cũng gặp những khó khăn trong quá trình dịch. Trong thực tế dịch thuật và tham khảo, chúng tôi phát hiện, ngay cả những bản dịch quan trọng được phổ biến rộng rãi cũng có những tồn tại nhất định. Trong khi đó, chúng tôi không tìm thấy đánh giá nhận xét nào về vấn đề dịch văn bản chính luận. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “nghiên cứu dịch thuật văn bản chính luận Trung Việt” 0.2. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu 0.2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Các văn bản chính luận Trung Việt 0.2.2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu những điểm mạnh và tồn tại trong các bản dịch văn bản chính luận Trung Việt. - Khái quát những phương pháp, kĩ xảo trong dịch văn bản chính luận. - Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu nêu trên, đưa ra những kiến nghị trong dạy dịch nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn dịch nói chung và tiếng Hán nói riêng cho học sinh Việt Nam. 0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các nghiên cứu về văn bản chính luận và đánh giá phê bình dịch thuật - Tiến hành phân tích những điểm mạnh và điểm còn tồn tại trong một số văn bản chính luận Trung Việt tiêu biểu từ góc độ tiếp cận từ và câu. - Khái quát về phương pháp dịch văn bản chính luận và dạy dịch văn bản chính luận. 0.4. Phương pháp nghiên cứu 1) Lí luận cơ sở: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận dịch, lý luận đối chiếu ngôn ngữ, lý luận giảng dạy tiếng Hán với tư cách là một ngoại ngữ. 2) Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính: Phân tích, miêu tả, so sánh, thống kê, quy nạp tổng hợp. 3) Ngữ liệu nghiên cứu: Ngữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn, báo mạng và các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài... 0.5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận - Chương 2: Nghiên cứu đánh giá bản dịch chính luận Trung Việt. - Chương 3: Phương pháp dịch văn bản chính luận Trung Việt và kiến nghị trong giảng dạy dịch.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/343
Appears in Collections:Đề tài cấp trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
N.12.01.pdf232.59 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.