Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/428
Title: Khó khăn của sinh viên năm thứ nhất khi làm việc nhóm
Authors: Pham, Thi Thuy LInh
Issue Date: May-2013
Abstract: Đối với cách tiếp cận dùng giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ, phương pháp làm việc hợp tác được coi trọng và nhấn mạnh. Làm việc nhóm, vì vậy, được áp dụng như một công cụ chủ yếu để thúc đẩy việc học. Tại trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) - ĐHQG Hà Nội, làm việc nhóm được sử dụng bởi những lợi ích to lớn của nó. Tuy nhiên, một số khó khăn mà sinh viên gặp phải khi triển khai hoạt động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích học tập của các em và hoạt động này cũng không đạt được hiệu quả như mong chờ của người tham gia. Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu những khó khăn gặp phải của SV năm thứ nhất của khoa Anh, ĐHNN - ĐHQG khi làm việc nhóm. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu đối tượng với 4 SV đa dạng về thái độ, khả năng Tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc nhóm. Hai công cụ chính được sử dụng là phỏng vấn sâu và báo cáo của sinh viên. 10 phạm trù khó khăn cơ bản được kết luận từ dữ liệu thu được từ 2 công cụ trên. Dựa vào kết quả tìm được và những nhu cầu của sinh viên, tác giả đưa ra những đề xuất cho giáo viên và học sinh để giải quyết vấn đề trên.
Description: Đối với cách tiếp cận dùng giao tiếp trong giảng dạy ngoại ngữ, phương pháp làm việc hợp tác được coi trọng và nhấn mạnh. Làm việc nhóm, vì vậy, được áp dụng như một công cụ chủ yếu để thúc đẩy việc học. Tại trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) - ĐHQG Hà Nội, làm việc nhóm được sử dụng bởi những lợi ích to lớn của nó. Tuy nhiên, một số khó khăn mà sinh viên gặp phải khi triển khai hoạt động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích học tập của các em và hoạt động này cũng không đạt được hiệu quả như mong chờ của người tham gia. Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu những khó khăn gặp phải của SV năm thứ nhất của khoa Anh, ĐHNN - ĐHQG khi làm việc nhóm. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu đối tượng với 4 SV đa dạng về thái độ, khả năng Tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc nhóm. Hai công cụ chính được sử dụng là phỏng vấn sâu và báo cáo của sinh viên. 10 phạm trù khó khăn cơ bản được kết luận từ dữ liệu thu được từ 2 công cụ trên. Dựa vào kết quả tìm được và những nhu cầu của sinh viên, tác giả đưa ra những đề xuất cho giáo viên và học sinh để giải quyết vấn đề trên.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/428
Appears in Collections:Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Phạm Thị Thùy Linh.pdf396.25 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.