Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/625
Title: KHÁI NIỆM NGỮ KHÍ VÀ TÌNH THÁI TRONG NGHIÊN CỨU TIẾNG VIỆT
Authors: Võ, Thị Minh Hà
Keywords: KHÁI NIỆM NGỮ KHÍ VÀ TÌNH THÁI TRONG NGHIÊN CỨU TIẾNG VIỆT
Issue Date: May-2014
Publisher: ULIS
Abstract: Về cơ bản, bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều được phân chia thành hai phần: phần hiện thực khách quan và thái độ chủ quan của người nói. Trong đó, phần biểu thị thái độ chủ quan của người nói thường được gọi là “tình thái” hay “ngữ khí”. Tình thái và ngữ khí trong tiếng Anh là một chỉnh thể đối lập thống nhất, trong tiếng Hán là hai khái niệm cùng tồn tại có những điểm chung và riêng. Vậy trong nghiên cứu tiếng Việt, hai khái niệm này được nhìn nhận ra sao? Việt ngữ học sử dụng khái niệm ngữ khí hay tình thái? Tình thái, hay ngữ khí ấy có giống với các khái niệm tương ứng này trong các ngôn ngữ khác không? Trên cơ sở khảo sát hai phạm trù này trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, bài viết chỉ ra rằng, khái niệm ngữ khí rất ít được sử dụng, “ngữ khí” được hiểu là một phạm trù biểu thị nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán. Trong khi đó, khái niệm tình thái được sử dụng phổ biến hơn, nhất là trong nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, được hiểu là một phạm trù ngữ nghĩa, biểu thị thái độ chủ quan của người nói và sự ảnh hưởng của người nói đối với người nghe. Các khái niệm này đều chịu những ảnh hưởng nhất định từ nghiên cứu của các ngôn ngữ lớn trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên, “ngữ khí” và “tình thái” trong nghiên cứu tiếng Việt đã mang những đặc trưng riêng, phù hợp với đặc điểm của tiếng Việt và có hiệu lực trong việc nghiên cứu những vấn đề ngôn ngữ liên quan trong tiếng Việt.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/625
ISSN: kỈ yếu hội nghị khoa học trường lần thứ 34
Appears in Collections:Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Võ Thị Minh Hà.pdf117.84 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.