Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/663
Title: NGHIÊN CỨU GIAO VĂN HÓA VỀ TÍNH RƯỜM NGÔN VÀ KIỆM NGÔN TRONG CÁCH YÊU CẦU CỦA NGƯỜI ANH VÀ NGƯỜI VIỆT
Authors: Hoang, Thi My
Issue Date: May-2015
Abstract: Khi những người từ những nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau giao tiếp với nhau, những lỗi trong giao tiếp là không thể tránh khỏi như là hậu quả tất yếu của những quy luật đối lập về giao tiếp và thói quen sử dụng ngôn ngữ. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá và so sánh giao văn hóa để thấy sự giống và khác nhau trong hành vi lời nói của người Anh và người Việt – cụ thể là trong cách yêu cầu. Với nghiên cứu này, người nghiên cứu muốn đi sâu vào tìm hiểu sự phổ biến của tính rườm ngôn và kiệm ngôn trong cách yêu cầu cũng như tìm hiểu xem liệu có mối quan hệ nào giữa giới tính, tuổi tác của người yêu cầu và người được yêu cầu với việc họ sử dụng những tiểu từ tình thái – vốn được xem là những yếu tố tạo nên tính rườm ngôn. Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi điều tra bao gồm 3 tình huống yêu cầu để thu thập dữ liệu từ 100 sinh viên (50 đến từ Việt Nam, 50 đến từ các nước nói tiếng Anh) với sự phân chia tương đối đồng đều giữa số bạn nam và nữ. Dữ liệu sau khi thu thập được phân thành 4 nhóm đối tượng giao tiếp: đồng giới nhưng trẻ hơn, đồng giới nhưng lớn tuổi hơn, khác giới nhưng trẻ hơn, khác giới nhưng lớn tuổi hơn. Đồng thời dữ liệu cũng được phân tích theo 14 loại tiểu từ tình thái được đưa ra bởi Giáo sư Nguyễn Quang và Blum-kulka. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng giới tính và địa vị xã hội có ảnh hưởng đáng kể lên cách yêu cầu. Đặc biệt ở Việt Nam, các tiểu từ tình thái nào được sử dụng cho đối tượng giao tiếp nào phụ thuộc nhiều vào mức độ lịch sự mà tiểu từ đó tạo ra, ngược lại, ở Anh, dường như không có sự khác biệt rõ ràng trong việc sử dụng các tiểu từ. Nghiên cứu cũng cho thấy ở cả hai nền văn hóa, không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy trong cách yêu cầu của nam và nữ.Dựa trên kết quả này, người nghiên cứu cũng đưa ra một vài gợi ý cho cả người dạy và học ngôn ngữ nhằm tránh xung đột văn hóa trong giao tiếp với người nước ngoài.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/663
Appears in Collections:Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
ThS.pdf193.77 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.