Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1181
Nhan đề: Các cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của đoản ngữ chữ “de” trong tiếng Hán hiện đại và một số đề xuất đối với việc giảng dạy tiếng Hán
Tác giả: VŨ, THỊ HÀ
Từ khoá: , Hội thảo quốc tế về Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán.
Năm xuất bản: 2012
Nhà xuất bản: ,Hội thảo quốc tế về Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hán.
Tóm tắt: Đoản ngữ chữ “de” là một loại đoản ngữ đặc trưng của tiếng Hán hiện đại, được cấu tạo bởi chữ “de” kết dính sau các từ ngữ khác, tạo thành cấu trúc “X + de”, trong đó “de” là trợ từ kết cấu, thành phần đứng trước chữ “de” có thể là danh từ, từ khu biệt, tính từ, động từ, đoản ngữ tính từ (tính ngữ), động ngữ, hay đoản ngữ chủ vị. Xét từ góc độ chức năng ngữ pháp, đoản ngữ chữ “de” tương đương với một danh từ hoặc một đoản ngữ danh từ, dùng để chỉ người hoặc sự vật, có thể làm tân ngữ hoặc chủ ngữ trong câu. Đoản ngữ chữ “de” được sử dụng trong nhiều loại văn phong khác nhau, tần suất sử dụng tương đối cao. Trong tiếng Việt không có cấu trúc ngữ pháp nào hoàn toàn tương đương với đoản ngữ chữ “de”, nguyên nhân chủ yếu là do trong tiếng Việt không có trợ từ kết cấu nào hoàn toàn tương đương với trợ từ kết cấu “de”. Trong tiếng Việt, các cách biểu đạt tương đương với đoản ngữ chữ “de” tương đối đa dạng, thường gặp nhất là “X”, “trợ từ kết cấu + X”, “lượng từ / đoản ngữ số lượng + trợ từ kết cấu + X” và đoản ngữ danh từ ban đầu - chưa tỉnh lược trung tâm từ. Đoản ngữ chữ “de” được biểu đạt bằng cấu trúc tương ứng nào trong tiếng Việt chủ yếu phụ thuộc vào tính chất ngữ pháp của X - cụm từ đứng trước chữ “de”, đặc điểm ngữ nghĩa và vị trí của nó trong câu. Trong quá trình học tập và sử dụng đoản ngữ chữ “de”, học sinh Việt Nam thường mắc lỗi do chịu ảnh hưởng của thói quen biểu đạt trong tiếng Việt. Bài viết này phân tích các cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt của đoản ngữ chữ “de”, tìm hiểu các quy tắc ngữ pháp liên quan, đồng thời đưa ra một số đề xuất đối với việc giảng dạy tiếng Hán cho học sinh Việt Nam.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1181
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc tế



Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.