Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1241
Nhan đề: CHIẾN LƯỢC TRONG LỜI XIN LỖI BẰNG NGÔN NGỮ ANH CỦA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI VIỆT
Tác giả: Nguyễn, Thùy Trang
Từ khoá: chiến lược xin lỗi, văn hóa Mỹ, văn hóa Việt, hành vi lời nói
Năm xuất bản: thá-2017
Nhà xuất bản: Trường Đại học Ngoại ngữ
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu hành vi xin lỗi bằng ngôn ngữ Anh của 20 đối tượng khảo sát (ĐTKS) Việt và 20 ĐTKS Mĩ. Các ĐTKS Việt này có kinh nghiệm làm việc với người Mỹ tại Việt Nam, và các ĐTKS Mỹ đang làm việc tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập qua phiếu câu hỏi diễn ngôn gồm ba tình huống chỉ ra một vài tương đồng và khác biệt chủ yếu trong việc lựa chọn và sử dụng các chiến lược xin lỗi (CLXL) của hai nhóm dựa trên danh mục CLXL trong nghiên cứu của Cohen và Olshtain (1993) và Trosborg (1995). Kết quả nghiên cứu hỗ trợ lập luận của các nghiên cứu giao văn hóa trước đây rằng việc sử dụng các CLXL ở các nền văn hóa khác nhau có xu hướng giống về mặt ngôn ngữ bất kể khác biệt về bối cảnh và mức độ nghiêm trọng. Điểm khác biệt cơ bản đó là trong khi người Việt thiên về chiến lược bày tỏ quan tâm đến đồng nghiệp khi xin lỗi thì phần lớn ĐTKS Mỹ ưu tiên giải quyết lỗi theo chiến lược đề nghị đền bù, thông qua đó đặc trưng của một nền văn hóa Việt trọng tình cảm và tính tập thể cao cũng như một nền văn hóa Mỹ thiên về lý trí và trọng cá nhân được phản ánh rõ nét. Nghiên cứu cũng cho thấy việc tiếp xúc với đồng nghiệp khác nền văn hóa khác không có ảnh hưởng đến các CLXL mà nhóm người Việt và người Mỹ sử dụng trong nghiên cứu này.
Mô tả: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu hành vi xin lỗi bằng ngôn ngữ Anh của 20 đối tượng khảo sát (ĐTKS) Việt và 20 ĐTKS Mĩ. Các ĐTKS Việt này có kinh nghiệm làm việc với người Mỹ tại Việt Nam, và các ĐTKS Mỹ đang làm việc tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập qua phiếu câu hỏi diễn ngôn gồm ba tình huống chỉ ra một vài tương đồng và khác biệt chủ yếu trong việc lựa chọn và sử dụng các chiến lược xin lỗi (CLXL) của hai nhóm dựa trên danh mục CLXL trong nghiên cứu của Cohen và Olshtain (1993) và Trosborg (1995). Kết quả nghiên cứu hỗ trợ lập luận của các nghiên cứu giao văn hóa trước đây rằng việc sử dụng các CLXL ở các nền văn hóa khác nhau có xu hướng giống về mặt ngôn ngữ bất kể khác biệt về bối cảnh và mức độ nghiêm trọng. Điểm khác biệt cơ bản đó là trong khi người Việt thiên về chiến lược bày tỏ quan tâm đến đồng nghiệp khi xin lỗi thì phần lớn ĐTKS Mỹ ưu tiên giải quyết lỗi theo chiến lược đề nghị đền bù, thông qua đó đặc trưng của một nền văn hóa Việt trọng tình cảm và tính tập thể cao cũng như một nền văn hóa Mỹ thiên về lý trí và trọng cá nhân được phản ánh rõ nét. Nghiên cứu cũng cho thấy việc tiếp xúc với đồng nghiệp khác nền văn hóa khác không có ảnh hưởng đến các CLXL mà nhóm người Việt và người Mỹ sử dụng trong nghiên cứu này.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1241
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
HTQG 2017.pdf197.33 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.