Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1263
Nhan đề: VAI TRÒ CỦA TIẾNG MẸ ĐẺ TRONG LỚP HỌC TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA XÃ HỘI
Tác giả: Trần, Thị Thanh Phúc
Từ khoá: sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh thương mại, học thuyết văn hóa xã hội
Năm xuất bản: thá-2017
Nhà xuất bản: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Trong quá trình toàn cầu hóa, tiếng Anh đã và đang được sử dụng như một ngôn ngữ quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. Tại châu Á, các lớp học lồng ghép kiến thức và ngôn ngữ ngày càng phát triển, trong đó tiếng Anh được mặc định là phương tiện giao tiếp cốt yếu. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những lớp học này đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nghiên cứu này là nghiên cứu định tính về một trường hợp điển hình (case study) dưới góc độ văn hóa xã hội về việc sử dụng tiếng Việt của giáo viên trong một lớp học tiếng Anh thương mại. Quá trình phân tích dữ liệu từ quan sát lớp học, phỏng vấn sau giờ học và phỏng vấn cuối kỳ cho thấy giáo viên chủ yếu dùng tiếng Việt để kiểm tra và củng cố kiến thức của sinh viên, xác định ý của sinh viên, chia sẻ kinh nghiệm và quản lý lớp học. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy cả giáo viên và sinh viên đều cho rằng việc sử dụng tiếng Việt là cần thiết. Như vậy, ngôn ngữ mẹ đẻ có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình dạy và học các lớp học lồng ghép nội dung và ngôn ngữ.
Mô tả: Trong quá trình toàn cầu hóa, tiếng Anh đã và đang được sử dụng như một ngôn ngữ quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. Tại châu Á, các lớp học lồng ghép kiến thức và ngôn ngữ ngày càng phát triển, trong đó tiếng Anh được mặc định là phương tiện giao tiếp cốt yếu. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những lớp học này đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nghiên cứu này là nghiên cứu định tính về một trường hợp điển hình (case study) dưới góc độ văn hóa xã hội về việc sử dụng tiếng Việt của giáo viên trong một lớp học tiếng Anh thương mại. Quá trình phân tích dữ liệu từ quan sát lớp học, phỏng vấn sau giờ học và phỏng vấn cuối kỳ cho thấy giáo viên chủ yếu dùng tiếng Việt để kiểm tra và củng cố kiến thức của sinh viên, xác định ý của sinh viên, chia sẻ kinh nghiệm và quản lý lớp học. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy cả giáo viên và sinh viên đều cho rằng việc sử dụng tiếng Việt là cần thiết. Như vậy, ngôn ngữ mẹ đẻ có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình dạy và học các lớp học lồng ghép nội dung và ngôn ngữ.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1263
ISBN: 9786046281641
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
HTQG 2017.pdf188.46 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.