Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1299
Nhan đề: SỬ DỤNG TIẾNG ANH LÀM NGÔN NGỮ GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH Ở BẬC ĐẠI HỌC VIỆT NAM: PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Tác giả: Phạm, Huy Cường
Nguyễn, Hoàng Ngọc Khánh
Từ khoá: dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, giáo dục đại học, xây dựng chương trình, phối hợp giữa giảng viên chuyên ngành và giảng viên tiếng Anh
Năm xuất bản: thá-2017
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản ĐHQGHN
Tóm tắt: Việc dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh không chỉ diễn ra ở các quốc gia sử dụng nó như tiếng mẹ đẻ mà ngày càng phổ biến hơn ở nhiều nước châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam. Sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy chuyên ngành không những giúp Việt Nam bắt kịp xu hướng chung của thế giới mà còn giúp quốc tế hóa nền giáo dục nước ta. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những phản hồi của sinh viên đối với việc học chuyên ngành bằng tiếng Anh (CNBTA) vì đây là đối tượng tiếp nhận trực tiếp sản phẩm đào tạo. Phương pháp nghiên cứu chính dựa trên khảo sát qui mô nhỏ (18 câu hỏi) với 153 sinh viên (36 nam, 117 nữ) đang tham gia các chương trình CNBTA tại một trường đại học thuộc Khối Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những lợi ích như sinh viên có thêm môi trường trau dồi tiếng Anh chuyên ngành và tiếp cận nhiều nguồn tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, kết quả khảo sát cho thấy việc đào tạo CNBTA có nhiều mặt hạn chế liên quan tới năng lực tiếng Anh của giảng viên chuyên ngành và sinh viên, hình thức tổ chức lớp học và truyền đạt của giảng viên, khả năng tiếp thu của sinh viên và khâu kiểm tra đánh giá. Bài báo cáo kết thúc với một số khuyến nghị cho việc quản lí các trường, người điều phối các chương trình dạy CNBTA, nhấn mạnh vào sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên chuyên ngành và giảng viên dạy tiếng Anh.
Mô tả: Việc dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh không chỉ diễn ra ở các quốc gia sử dụng nó như tiếng mẹ đẻ mà ngày càng phổ biến hơn ở nhiều nước châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam. Sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy chuyên ngành không những giúp Việt Nam bắt kịp xu hướng chung của thế giới mà còn giúp quốc tế hóa nền giáo dục nước ta. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những phản hồi của sinh viên đối với việc học chuyên ngành bằng tiếng Anh (CNBTA) vì đây là đối tượng tiếp nhận trực tiếp sản phẩm đào tạo. Phương pháp nghiên cứu chính dựa trên khảo sát qui mô nhỏ (18 câu hỏi) với 153 sinh viên (36 nam, 117 nữ) đang tham gia các chương trình CNBTA tại một trường đại học thuộc Khối Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những lợi ích như sinh viên có thêm môi trường trau dồi tiếng Anh chuyên ngành và tiếp cận nhiều nguồn tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, kết quả khảo sát cho thấy việc đào tạo CNBTA có nhiều mặt hạn chế liên quan tới năng lực tiếng Anh của giảng viên chuyên ngành và sinh viên, hình thức tổ chức lớp học và truyền đạt của giảng viên, khả năng tiếp thu của sinh viên và khâu kiểm tra đánh giá. Bài báo cáo kết thúc với một số khuyến nghị cho việc quản lí các trường, người điều phối các chương trình dạy CNBTA, nhấn mạnh vào sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên chuyên ngành và giảng viên dạy tiếng Anh.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1299
ISBN: 978-604-62-8164-1
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
HTQG 2017.pdf198.14 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.