Please use this identifier to cite or link to this item: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1759
Title: 현진건 단편 소설에 나타난 지식인상 연구 (남까오 작품의 지식인상과 비교하여) =
Other Titles: TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TÁC PHẨM CỦA HYEON JIN GEON (LIÊN HỆ VỚI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO)
Authors: Trần Thị Bích, Phượng
Đinh Thị Thanh, Thảo
Issue Date: 2018
Publisher: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC
Abstract: TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu: Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về lịch sửa và văn hóa. Hai quốc gia cùng tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa thời kỳ Trung cổ trong thời gian dài, bước vào thế ký 19 cùng trải qua thời kỳ thuộc địa Nhật Bản và Pháp và bị chia đôi hai miền nam bắc. Sự tương đồng về lịch sử ấy cũng dẫn đến nhiều sự tương đồng về văn hóa, văn học, xã hội của hai quốc gia. Bước vào thời kỳ cận đại hóa, cuộc vận động 3.1 năm 1919 tại Hàn Quốc là sự kiện lịch sử có ảnh hưởng to lớn đến nền văn học đương đại, khẳng định tự do văn hóa, nâng cao ý thức xã hội của con người cũng như góp phần hình thành khuynh hướng văn học hiện thực chủ đạo trong lịch sử văn học cận đại Hàn Quốc. Hyeon Jin Geon là một trong những tác giả theo chủ nghĩa hiện thực tiêu biểu của văn học Hàn Quốc. Đối tượng sáng tác của ông ngoài những người nông dân với cuộc sống nghèo khổ bị áp bức còn có những người trí thức nghèo bất lực sống trong xã hội thực dân thuộc địa, hình tượng ngừoi trí thức trong tác phẩm của Hyeon Jin Geon đã phản ánh chân thực và sâu sắc bối cảnh xã hội đương thời và là đối tượng sáng tác làm nên tên tuổi của ông. Cho đến nay, có các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về tác giả và tác phẩm của Hyeon Jin Geon nhưng nghiên cứu tập trung về hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Hyeon Jin Geon, hiện nay, còn rất ít. Trên cơ sở này, chủ đề “ Nghiên cứu hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Hyeon Jin Geon (Liên hệ với hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Nam Cao)” được sinh viên chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp đại học Ngành ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. 2. Câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn: Câu hỏi: Hình tượng người trí thức thời kỳ những năm 1920 được khắc họa như thế nào qua các tác phẩm của Hyeon Jin Geon? Hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Hyeon Jin Geon có điểm gì giống và khác với hình tượng người trí thức trong tác phẩm của tac giả Nam Cao ở Việt Nam. 3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phân tích hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Hyeon Jin Geon, rút ra những điểm tương đồng về bối cảnh xã hội, văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc những năm 1920 thông qua việc so sánh với hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Nam Cao. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tác phẩm <Vợ nghèo>, <Xã hội xúi giục uống rượu>, <Người tha hóa> của tác giả Hyeon Jin Geon, tác phẩm < Đời thừa>, <Giăng sáng> của tác giả Nam Cao. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, đánh giá hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Hyeon Jin Geon, phương pháp so sánh, đối chiếu với tác phẩm của Nam Cao 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Bối cảnh xã hội Hàn Quốc những năm 1920 và tác giả Hyeon Jin Geon. Chương 2: Hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Hyeon Jin Geon. Chương 3: So sánh hình tượng người trí thức trong tác phẩm của Hyeon Jin Geon và Nam Cao.
URI: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/1759
Appears in Collections:Khóa luận tốt nghiệp

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
QH2014-Đinh Thị Thanh Thảo-Noidungkhoaluan.pdf863.25 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.