Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/2183
Nhan đề: Khảo sát những chữ Hán viết sai, viết nhầm của sinh viên Việt Nam (lấy sinh viên năm thứ tư Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu)
Tác giả: Nguyễn, Đình Hiền
Từ khoá: chữ sai, tiếng Hán
Năm xuất bản: 2017
Tóm tắt: Do chữ Hán khó học, khó nhận biết, khó nhớ nên người dạy cần linh hoạt sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để giúp người học nắm được âm đọc, hình thể và ý nghĩa của chữ. Trong ba mặt hình, âm, ý của chữ Hán cần đặc biệt chú ý sử dụng các phương pháp giúp người học ghi nhớ được hình thể của chữ. Các phương pháp cần lôi cuốn, gây chú ý, từ đó tạo say mê, hứng thú cho người học. Dưới đây chúng tôi bàn về một số phương pháp khá hiệu quả như: 1. Sử dụng các bộ một cách linh hoạt trong khi dạy; 2. Phân tích hình thể của chữ, các chữ tượng hình, hội ý và chỉ sự cần nói rõ diễn biến hình thể của chữ, từ đó giúp cho người học nắm chắc mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thể của chữ. Đối với chữ hình thanh cần chỉ ra hình phù và thanh phù cho người học, đồng thời giải thích rõ về tác dụng biểu ý của hình phù và tác dụng biểu âm của thanh phù trong tương quan so sánh với các chữ có cùng cấu tạo; 3. Sử dụng phương pháp chiết tự của người Việt Nam trong việc học chữ Hán, những câu thơ, câu ca dao một mặt có thể giúp người học ghi nhớ hình thể của chữ, mặt khác có thể tạo hứng thú cho người học; 4. Sử dụng linh hoạt và đa dạng các câu đố chữ, các trò chơi đoán chữ, ghép chữ, tìm chữ trong giờ giảng.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/2183
Bộ sưu tập: Đề tài cấp trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
chu sai.docx20.32 kBMicrosoft Word XMLXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.