Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/447
Nhan đề: Phân tích diễn ngôn phê phán một bài báo trên The Independent về việc phê chuẩn nghị định thư Kyoto năm 2005
Tác giả: Luu, Thi Kim Nhung
Năm xuất bản: thá-2013
Tóm tắt: Thông qua phân tích diễn ngôn phê phán một bài báo trên tờ The Independent của nước Anh về việc phê chuẩn Nghị định thư Kyoto trong khuôn khổ Chương trình khung về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc vào tháng 2 năm 2005 và bối cảnh ra đời của bài báo, chúng tôi đã xem xét cách thức đề cập đến Nghị định thư Kyoto nói riêng và những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu nói chung trong khuôn khổ diễn ngôn này. Vận dụng có điều chỉnh phương pháp phân tích quan hệ biện chứng của Fairclough (1995, 2003) và khung phân tích khái niệm của Theo van Leeuwen (1996), chúng tôi đã tìm ra những phương thức được sử dụng trong miêu tả những tác nhân xã hội khác nhau trong diễn ngôn, đặc biệt là cách sử dụng cấu trúc câu chủ động, bị động, sử dụng danh từ thay cho động từ, lối nói ẩn dụ, và các tính từ, trạng từ, danh từ dùng để miêu tả thái độ của các tác nhân xã hội đối với việc phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Kết quả phân tích cho thấy quan điểm của bài báo, đại diện cho hệ tư tưởng của nước Anh, đối với vai trò của nước Anh như một quốc gia dẫn đầu châu Âu và thế giới trong tiến trình phê chuẩn Nghị định thư Kyoto cũng như trong công cuộc giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, bài báo cũng đã sử dụng ngôn ngữ thuyết phục Hoa Kỳ tham gia vào Hiệp định Kyoto, từ đó thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu.
Mô tả: Thông qua phân tích diễn ngôn phê phán một bài báo trên tờ The Independent của nước Anh về việc phê chuẩn Nghị định thư Kyoto trong khuôn khổ Chương trình khung về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc vào tháng 2 năm 2005 và bối cảnh ra đời của bài báo, chúng tôi đã xem xét cách thức đề cập đến Nghị định thư Kyoto nói riêng và những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu nói chung trong khuôn khổ diễn ngôn này. Vận dụng có điều chỉnh phương pháp phân tích quan hệ biện chứng của Fairclough (1995, 2003) và khung phân tích khái niệm của Theo van Leeuwen (1996), chúng tôi đã tìm ra những phương thức được sử dụng trong miêu tả những tác nhân xã hội khác nhau trong diễn ngôn, đặc biệt là cách sử dụng cấu trúc câu chủ động, bị động, sử dụng danh từ thay cho động từ, lối nói ẩn dụ, và các tính từ, trạng từ, danh từ dùng để miêu tả thái độ của các tác nhân xã hội đối với việc phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Kết quả phân tích cho thấy quan điểm của bài báo, đại diện cho hệ tư tưởng của nước Anh, đối với vai trò của nước Anh như một quốc gia dẫn đầu châu Âu và thế giới trong tiến trình phê chuẩn Nghị định thư Kyoto cũng như trong công cuộc giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, bài báo cũng đã sử dụng ngôn ngữ thuyết phục Hoa Kỳ tham gia vào Hiệp định Kyoto, từ đó thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/447
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Lưu Thị Kim Nhung.pdf200.78 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.