Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/796
Nhan đề: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TRONG THẬP KỶ II ĐẦU THẾ KỶ XXI TỪ GÓC NHÌN QUỐC TẾ HỌC
Tác giả: Nguyen, Que Anh
Năm xuất bản: thá-2012
Tóm tắt: Bài viết khẳng định chính sách ngoại giao văn hoá Việt Nam giai đoạn này vừa khoa học, vừa sáng tạo, cởi mở, mềm dẻo, hấp dẫn, tương tác, phát huy sức mạnh văn hoá dân tộc và thời đại. Nếu thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới vận động trong không gian nhiều chiều hướng đến một thế giới phẳng, Việt Nam đã tìm được chỗ đứng, lợi ích của mình trong sự hợp tác với nhiều nước trong trường Quốc tế. Đối ngoại Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình, đặc biệt trong cương vị Chủ tịch ASEAN và đã giành được thành quả không nhỏ, khẳng định được vị thế của Việt Nam - con rồng Châu Á thì sang thập kỷ 2 của thế kỷ, ngoại giao văn hoá của Việt Nam lĩnh nhiệm vụ đặc biệt trong văn hoá đối ngoại: làm rõ đường lối đối ngoại và là nền tảng tinh thần vững chắc trong hoạt động đối ngoại. Ở đó, văn hoá là đối tượng và là phương tiện hướng đến mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngoại giao văn hoá sẽ là một trong ba trụ cột làm nên nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của Việt Nam; là một quá trình đối ngoại chủ động mà các thiết chế, hệ giá trị, bản sắc văn hoá độc đáo của Việt Nam được quảng bá cả ở cấp độ song phương và đa phương, tạo hình ảnh Việt Nam tốt đẹp, có bản sắc riêng và hoà nhập hiệu quả, bình đẳng trên toàn cầu.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/796
ISSN: hội nghị khoa học trường
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
TS.pdf208.27 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.