Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/906
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ PHẦN THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ TRẢ LỜI NGẮN TRONG BÀI THI CUỐI KỲ MÔN ĐẤT NƯỚC HỌC ANH - MỸ NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ BA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Tác giả: Nguyễn, Diệu Hồng
Nguyễn, Hải Hà
Vũ, Đoàn Thị Phương Thảo
Từ khoá: ĐÁNH GIÁ PHẦN THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ TRẢ LỜI NGẮN TRONG BÀI THI CUỐI KỲ MÔN ĐẤT NƯỚC HỌC ANH - MỸ NĂM 2015 DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ BA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Năm xuất bản: thá-2016
Tóm tắt: Từ năm 2014, môn Đất nước học Anh-Mỹ được chỉnh sửa và đưa vào giảng dạy cho sinh viên năm thứ ba ngành tiếng Anh tại ULIS theo đường hướng so sánh và cấu trúc bài thi cuối kỳ cũng được định dạng lại gồm hai phần: (I) 45 câu trắc nghiệm, trả lời ngắn và (II) một bài luận ngắn. Bài báo cáo này nhằm đánh giá Phần I của bài thi cuối kỳ môn Đất nước học năm 2015 về độ chính xác, độ tin cậy nội tại, độ khó, và mối tương quan với các hình thức kiểm tra đánh giá (KTĐG) thường xuyên. Phương pháp nghiên cứu chính bao gồm khảo sát ý kiến sinh viên, đánh giá đề thi do 5 giáo viên (GV) Đất nước học thực hiện và phân tích bài làm của 455 sinh viên (SV) toàn khóa. Về độ chính xác, kết quả nghiên cứu cho thấy các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời ngắn trong đề đa phần đều liên quan tới các nội dung kiến thức được đặt ra trong đề cương môn học, nhưng mang tính đại diện chưa cao. Độ tin cậy nội tại của phần thi này ở mức khá. Ngoài ra, độ khó của phần thi cũng ở mức vừa phải, trong đó các câu hỏi về nước Mỹ có độ khó cao hơn đối với sinh viên. Về tính tương quan giữa điểm thi của Phần I bài thi cuối kỳ và điểm KTĐG thường xuyên, các hệ số tương quan Pearson thể hiện mối tương quan ở mức chấp nhập được đối với điểm quiz trong kì, nhưng ở mức thấp hơn đối với điểm thuyết trình.
Mô tả: Từ năm 2014, môn Đất nước học Anh-Mỹ được chỉnh sửa và đưa vào giảng dạy cho sinh viên năm thứ ba ngành tiếng Anh tại ULIS theo đường hướng so sánh và cấu trúc bài thi cuối kỳ cũng được định dạng lại gồm hai phần: (I) 45 câu trắc nghiệm, trả lời ngắn và (II) một bài luận ngắn. Bài báo cáo này nhằm đánh giá Phần I của bài thi cuối kỳ môn Đất nước học năm 2015 về độ chính xác, độ tin cậy nội tại, độ khó, và mối tương quan với các hình thức kiểm tra đánh giá (KTĐG) thường xuyên. Phương pháp nghiên cứu chính bao gồm khảo sát ý kiến sinh viên, đánh giá đề thi do 5 giáo viên (GV) Đất nước học thực hiện và phân tích bài làm của 455 sinh viên (SV) toàn khóa. Về độ chính xác, kết quả nghiên cứu cho thấy các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời ngắn trong đề đa phần đều liên quan tới các nội dung kiến thức được đặt ra trong đề cương môn học, nhưng mang tính đại diện chưa cao. Độ tin cậy nội tại của phần thi này ở mức khá. Ngoài ra, độ khó của phần thi cũng ở mức vừa phải, trong đó các câu hỏi về nước Mỹ có độ khó cao hơn đối với sinh viên. Về tính tương quan giữa điểm thi của Phần I bài thi cuối kỳ và điểm KTĐG thường xuyên, các hệ số tương quan Pearson thể hiện mối tương quan ở mức chấp nhập được đối với điểm quiz trong kì, nhưng ở mức thấp hơn đối với điểm thuyết trình.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/906
ISSN: 978-604-62-5718-9
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
ĐÁNH GIÁ PHẦN THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.pdf175.11 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.