Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/354
Nhan đề: Xây dựng nền tảng và thế mạnh cho bộ môn Đất nước học tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
Tác giả: Nguyen, Ngoc Anh
Năm xuất bản: thá-2013
Tóm tắt: Với truyền thống là giảng dạy ngoại ngữ, vấn đề đặt ra cho trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN là sẽ xây dựng, giảng dạy bộ môn Đất nước học thế nào để vừa phù hợp với điều kiện, lại phát huy được thế mạnh của Trường, quan trọng hơn cả là làm bước đệm cho chuyên ngành Quốc tế học sẽ được triển khai vào năm 2014. Chúng tôi nhận thấy rằng, Nhà trường nên chú trọng giảng dạy địa lí, lấy địa lí làm nền tảng vì địa lí cụ thể, ổn định và dễ nắm bắt. Hơn nữa, đại đa số giảng viên dạy môn này đều không những đã có kiến thức trên sách vở mà còn có hiểu biết thực tiễn về đất nước mà mình giảng dạy thông qua các chuyến tham quan, học tập và giao lưu tại nước ngoài. Lí do sâu xa hơn là địa lí có vai trò vô cùng to lớn trong việc làm nền tảng để học tập, để nghiên cứu các vấn đề khác thuộc Đất nước học, Quốc tế học. Ngoài việc chú trọng giảng dạy địa lý, Nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng kĩ năng tư duy phát triển và kĩ năng dự đoán để tạo nên thế mạnh và nét đặc trưng cho sinh viên của trường. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi hy vọng góp tiếng nói cho công tác cải tiến nội dung, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Đất nước học ở Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.
Mô tả: Với truyền thống là giảng dạy ngoại ngữ, vấn đề đặt ra cho trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN là sẽ xây dựng, giảng dạy bộ môn Đất nước học thế nào để vừa phù hợp với điều kiện, lại phát huy được thế mạnh của Trường, quan trọng hơn cả là làm bước đệm cho chuyên ngành Quốc tế học sẽ được triển khai vào năm 2014. Chúng tôi nhận thấy rằng, Nhà trường nên chú trọng giảng dạy địa lí, lấy địa lí làm nền tảng vì địa lí cụ thể, ổn định và dễ nắm bắt. Hơn nữa, đại đa số giảng viên dạy môn này đều không những đã có kiến thức trên sách vở mà còn có hiểu biết thực tiễn về đất nước mà mình giảng dạy thông qua các chuyến tham quan, học tập và giao lưu tại nước ngoài. Lí do sâu xa hơn là địa lí có vai trò vô cùng to lớn trong việc làm nền tảng để học tập, để nghiên cứu các vấn đề khác thuộc Đất nước học, Quốc tế học. Ngoài việc chú trọng giảng dạy địa lý, Nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng kĩ năng tư duy phát triển và kĩ năng dự đoán để tạo nên thế mạnh và nét đặc trưng cho sinh viên của trường. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi hy vọng góp tiếng nói cho công tác cải tiến nội dung, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Đất nước học ở Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/354
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học Trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
TS.pdf197.85 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.