Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/913
Nhan đề: THAY ĐỔI CÁN CÂN QUYỀN LỰC QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH ẢNH KHUÔN MẪU TRONG PHIM TRUYỀN HÌNH DÀI TẬP “FRESH OFF THE BOAT”
Tác giả: Nguyễn, Lê Hường
Từ khoá: THAY ĐỔI CÁN CÂN QUYỀN LỰC QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH ẢNH KHUÔN MẪU TRONG PHIM TRUYỀN HÌNH DÀI TẬP “FRESH OFF THE BOAT”
Năm xuất bản: thá-2016
Tóm tắt: Từ điển Oxford định nghĩa thuật ngữ “stereotype” (khuôn mẫu) là “một hình ảnh bất biến và đơn giản hoá được số đông chấp nhận”. Người ta thường dùng các khuôn mẫu như một công cụ thuận tiện để phân loại các nhóm người và tái hiện hình ảnh của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hình ảnh của nhóm người Mỹ gốc Á thường rơi vào một số các khuôn mẫu nhất định như tuýp “mọt sách”, chỉ biết học mà vụng về trong các giao tế xã hội, tuýp “sư phụ” giỏi kungfu, tuýp “bà mẹ hổ” thét ra lửa với những kì vọng ngất trời ở tương lai của con cái v.v. Thông thường, việc định hình các khuôn mẫu về những nhóm người thiểu số lại không phải do chính họ định đoạt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đặt quyền định đoạt hình ảnh này vào tay chính những nhóm thiểu số? Họ sẽ sử dụng quyền lực này như thế nào trong việc tạo ra các hình ảnh đại diện của chính mình? Bộ phim truyền hình dài tập “Fresh off the Boat” phát trên kênh truyền hình ABC của Mỹ nằm trong số ít những tác phẩm truyền thông đề cập tới các khuôn mẫu về người Mỹ gốc Á một cách hài hước. Dựa trên những chức năng của khuôn mẫu do Walter Lippmann, cha đẻ của thuật ngữ “stereotype”, đề xuất, nghiên cứu này sẽ xem xét cách thức “Fresh Off the Boat” xoay chuyển các khuôn mẫu để nghiêng cán cân quyền lực về phía nhóm người thiểu số.
Mô tả: Từ điển Oxford định nghĩa thuật ngữ “stereotype” (khuôn mẫu) là “một hình ảnh bất biến và đơn giản hoá được số đông chấp nhận”. Người ta thường dùng các khuôn mẫu như một công cụ thuận tiện để phân loại các nhóm người và tái hiện hình ảnh của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hình ảnh của nhóm người Mỹ gốc Á thường rơi vào một số các khuôn mẫu nhất định như tuýp “mọt sách”, chỉ biết học mà vụng về trong các giao tế xã hội, tuýp “sư phụ” giỏi kungfu, tuýp “bà mẹ hổ” thét ra lửa với những kì vọng ngất trời ở tương lai của con cái v.v. Thông thường, việc định hình các khuôn mẫu về những nhóm người thiểu số lại không phải do chính họ định đoạt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đặt quyền định đoạt hình ảnh này vào tay chính những nhóm thiểu số? Họ sẽ sử dụng quyền lực này như thế nào trong việc tạo ra các hình ảnh đại diện của chính mình? Bộ phim truyền hình dài tập “Fresh off the Boat” phát trên kênh truyền hình ABC của Mỹ nằm trong số ít những tác phẩm truyền thông đề cập tới các khuôn mẫu về người Mỹ gốc Á một cách hài hước. Dựa trên những chức năng của khuôn mẫu do Walter Lippmann, cha đẻ của thuật ngữ “stereotype”, đề xuất, nghiên cứu này sẽ xem xét cách thức “Fresh Off the Boat” xoay chuyển các khuôn mẫu để nghiêng cán cân quyền lực về phía nhóm người thiểu số.
Định danh: http://hdl.handle.net/ULIS_123456789/913
ISSN: 978-604-62-5718-9
Bộ sưu tập: Báo cáo Hội nghị - Hội thảo khoa học quốc gia

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
THAY ĐỔI CÁN CÂN QUYỀN LỰC QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH ẢNH KHUÔN MẪU TRONG PHIM TRUYỀN HÌNH DÀI TẬP.pdf171.35 kBAdobe PDFXem trực tuyến


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.